(Baothanhhoa.vn) - Thực hiện Quyết định số 522/QĐ-TTg ngày 14-5-2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025” (gọi tắt là đề án), UBND tỉnh đang tập trung chỉ đạo các sở, ngành liên quan và địa phương triển khai thực hiện nghiêm túc đề án, tạo bước đột phá về chất lượng giáo dục, góp phần thực hiện tốt công tác giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh (GDHN&ĐHPLHS) trong giáo dục phổ thông.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thực hiện nghiêm túc Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025”

Thực hiện Quyết định số 522/QĐ-TTg ngày 14-5-2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025” (gọi tắt là đề án), UBND tỉnh đang tập trung chỉ đạo các sở, ngành liên quan và địa phương triển khai thực hiện nghiêm túc đề án, tạo bước đột phá về chất lượng giáo dục, góp phần thực hiện tốt công tác giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh (GDHN&ĐHPLHS) trong giáo dục phổ thông.

Thực hiện nghiêm túc Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025”

Các trường đại học tư vấn cho các em học sinh tại Chương trình tư vấn tuyển sinh – hướng nghiệp 2019.

Hằng năm, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã chỉ đạo các nhà trường, phòng GD&ĐT các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch thực hiện đúng và đủ chương trình GDHN cho học sinh sau THCS và THPT là yêu cầu bắt buộc (9 tiết/năm học, chia làm 3 buổi, mỗi buổi 3 tiết). Khi thực hiện chương trình hướng nghiệp phải luôn gắn liền với thị trường lao động, làng nghề, việc làm ở địa phương; đồng thời phải thiết thực đối với việc định hướng nghề nghiệp tương lai của mỗi học sinh. Việc thực hiện chương trình GDHN và giáo dục nghề phổ thông phải luôn bám sát vào quan điểm phân luồng, tạo cơ hội cho học sinh thử nghề, tránh thực hiện theo kiểu hình thức đối phó và nặng về lý thuyết làm tăng thêm sự quá tải không cần thiết cho học sinh; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên giảng dạy các nội dung này... Bên cạnh đó, để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư vấn hướng nghiệp (TVHN) cho học sinh lớp 12, từ đầu năm học, bám sát sự chỉ đạo của Sở GD&ĐT các trường THPT trên địa bàn tỉnh đã xây dựng kế hoạch tổ chức các buổi TVHN. Tại các buổi TVHN, các em đã được các thầy giáo, cô giáo cung cấp thông tin về công tác tuyển sinh, xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) về những ngành nghề có nhu cầu việc làm cao, thị trường lao động, kỹ năng lựa chọn ngành nghề... Ngoài ra, nhiều nhà trường còn tổ chức các buổi gặp gỡ giữa đại diện các trường ĐH, CĐ với học sinh để các em có cái nhìn thực tế hơn về ngành nghề, nhu cầu việc làm, từ đó có sự lựa chọn phù hợp. Đặc biệt, những năm gần đây Thanh Hóa là một trong những địa phương thường xuyên được Báo Tuổi trẻ, Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD&ĐT), Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) phối hợp với một số sở, ngành liên quan, trường ĐH trong và ngoài tỉnh tổ chức Chương trình tư vấn tuyển sinh – hướng nghiệp cho học sinh các trường THPT trên địa bàn toàn tỉnh. Tại chương trình, các em đã được các chuyên gia đến từ Bộ GD&ĐT, các trường ĐH lớn trong nước và trong tỉnh cung cấp các thông tin mới nhất liên quan đến kỳ thi THPT quốc gia và xét tuyển ĐH, CĐ; đồng thời giải đáp mọi thắc mắc của các em liên quan đến công tác tuyển sinh; việc chọn trường, chọn nghề và xu hướng phát triển các ngành nghề trong tương lai; thông tin thị trường lao động...

Tuy nhiên, trong vài năm gần đây, việc phân luồng học sinh sau THCS vẫn còn thấp so với mục tiêu đặt ra trong Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 5–12–2011 của Bộ Chính trị và Quyết định số 522/QĐ-TTg ngày 14-5-2018 của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, năm học 2017-2018 tổng số học sinh vào THPT hệ công lập và dân lập đạt 71,3%; năm học 2016-2017 đạt 80,4%, năm học 2015-2016 đạt 76,2%...; còn lại vào học tại các trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên, trường trung cấp nghề, CĐ nghề, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và lao động tự do... Còn đối với phân luồng học sinh sau THPT, năm học 2017-2018 số học sinh vào các trường ĐH, CĐ đạt 48,9%; năm học 2016-2017 đạt 47,1%; năm học 2015-2016 đạt 45,1%...; số còn lại vào các trường trung cấp nghề, CĐ nghề, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở sản xuất, kinh doanh...

Để thực hiện nghiêm túc Quyết định số 522/QĐ-TTg, mới đây, UBND đã ban hành kế hoạch thực hiện đề án. Theo đó, mục tiêu đến năm 2020, khoảng 55% trường THCS, 60% trường THPT có chương trình GDHN gắn với sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của từng địa phương; đối với các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 50% đối với cả hai cấp học trên; khoảng 55% các trường THCS và 60% các trường THPT có giáo viên kiêm nhiệm làm nhiệm vụ TVHN; đối với các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 50% đối với cả hai cấp học trên; phấn đấu ít nhất 30% học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp; đối với các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 25%; phấn đấu có ít nhất 40% học sinh tốt nghiệp THPT tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ CĐ; đối với các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 30%. Đến năm 2025, phấn đấu 100% các trường THCS và THPT có chương trình hướng nghiệp gắn với sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của từng địa phương; đối với các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 80%; phấn đấu ít nhất 40% học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp... Để đạt được các mục tiêu trên, UBND tỉnh đề ra các giải pháp đó là tập trung tuyên truyền nâng cao nhận thức về GDHN&ĐHPLHS phổ thông; đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức GDHN trong trường phổ thông; phát triển đội ngũ giáo viên kiêm nhiệm làm nhiệm vụ TVHN trong các trường trung học; tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học gắn với GDHN trong giáo dục phổ thông; xây dựng, ban hành các cơ chế, chính sách đẩy mạnh GDHN&ĐHPLHS; huy động nguồn lực xã hội tham gia GDHN&ĐHPLHS phổ thông; tăng cường quản lý đối với GDHN&ĐHPLHS phổ thông.

Bài và ảnh: Duy Sơn



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]