(Baothanhhoa.vn) - Sở GD-ĐT Thanh Hóa vừa có công văn số 568/SGDĐT-TCCB về việc tăng cường công tác quản lý và nâng cao đạo đức nhà giáo.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thanh Hoá: Tăng cường công tác quản lý và nâng cao đạo đức nhà giáo

Sở GD-ĐT Thanh Hóa vừa có công văn số 568/SGDĐT-TCCB về việc tăng cường công tác quản lý và nâng cao đạo đức nhà giáo.

Thanh Hoá: Tăng cường công tác quản lý và nâng cao đạo đức nhà giáo

Ảnh minh họa.

Trong thời gian vừa qua, tại một số địa phương trên cả nước đã xảy ra tình trạng giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín, hình ảnh nhà giáo, tác động xấu đến môi trường giáo dục và gây bức xúc trong ngành và trong dư luận xã hội.

Theo đó, để nâng cao đạo đức nhà giáo, chấn chỉnh tình trạng giáo viên vi phạm đạo đức nghề nghiệp, Giám đốc Sở GD&ĐT yêu cầu Phòng Giáo dục và Đào tạo tham mưu cho UBND huyện, thị, thành phố tổ chức thực hiện nghiêm Nghị định số 80/2017/NĐ – CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường và Chỉ thị số 1337/CT – BGDDĐT ngày 7/5/2018 của Bộ GD&ĐT về việc tăng cường công tác quản lý và nâng cao đạo đức nhà giáo. Chỉ đạo các cơ sở giáo dục trên địa bàn quán triệt nghiêm túc các quy định về đạo đức nhà giáo, quy chế làm việc và quy tắc ứng xử của đơn vị tới tất cả cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, người lao động và học sinh thuộc thẩm quyền quản lý. Tăng cường tuyên truyền, bồi dưỡng, tập huấn cho giáo viên cách nhận diện và phòng ngừa những tình huống, nguy cơ có thể dẫn đến hành vi vi phạm đạo đức, hỗ trợ tư vấn tâm lý cho nhà giáo và học sinh khi có tình huống xảy ra. Tăng cường kiểm tra nền nếp, kỷ cương trường học; xử lý nghiêm giáo viên, nhân viên, người lao động có hành vi vi phạm đạo đức, hành vi bạo hành thể chất, tinh thần học sinh; xử lý nghiêm người đứng dầu cơ sở giáo dục để xảy ra các vụ việc vi phạm. Phát hiện, vinh danh và tuyên truyền nhằm nhân rộng những tấm gương nhà giáo tiêu biểu, tận tụy, hết lòng vì học sinh để lan tỏa tại địa phương và trong toàn ngành.

Đối với các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục nghề nghiệp-giáo dục thường xuyên: Xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ cơ sở trong trường học; rà soát và bổ sung nội dung thực hiện đạo đức nhà giáo trong quy chế hoạt động của đơn vị; thực hiện nghiêm túc việc đánh giá cán bộ quản lý và giáo viên hàng năm theo quy định. Tăng cường tuyên truyền, bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và người lao động về tư tưởng chính trị, đạo đức nhà giáo, kiến thức pháp luật, các quy định của ngành, trách nhiệm của cá nhân trong việc xây dựng và thực hiện nền nếp, kỷ cương trường học. Đối với những giáo viên vi phạm, tùy theo mức độ vi phạm, căn cứ quy định của pháp luật để tạm dừng việc giảng dạy, bố trí làm công việc khác để chờ xử lý hoặc xem xét đưa vào diện tinh giản biên chế, chấm dứt hợp đồng làm việc/hợp đồng lao động.

Đối với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và người lao động: Cán bộ quản lý, đặc biệt là người đứng đầu các cơ ở giáo dục phải gương mẫu, thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở giáo viên, nhân viên, người lao động, học sinh thuộc đơn vị mình quản lý thực hiện nghiêm túc các quy định về đạo đức, nền nếp, kỷ cương trường học; có biện pháp ngăn ngừa, can thiệp hỗ trợ kịp thời không để xảy ra tình trạng giáo viên, nhân viên và người lao động vi phạm đạo đức. Giáo viên, nhân viên và người lao động phải nêu cao tinh thần tự học, tự bồi dưỡng, rèn luyện để không ngừng nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức và chuyên môn, nghiệp vụ. Đặc biệt, thầy giáo, cô giáo phải có ý thức và trách nhiệm giữ gìn hình ảnh, uy tín, danh dự nhà giáo; thường xuyên học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Lê Yến


Lê Yến

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]