(Baothanhhoa.vn) - Để phòng, chống dịch bệnh COVID-19 nhiều hoạt động tiếp xúc đông người trong trường học phải hạn chế, nhưng bạo lực học đường vẫn xảy ra. Ở một số nơi học sinh học trực tuyến không tiếp xúc trực tiếp, nhưng mới đây mạng xã hội đã rộ lên thông tin có những nhóm học sinh thông qua mạng xã hội đã kéo bè cánh để bạo lực tinh thần nhau trong quá trình học tập, còn hẹn nhau sẽ giải quyết khi đi học trở lại. Sự việc đã gây bức xúc, lo lắng cho nhiều phụ huynh.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tạo “tường thành” ngăn bạo lực học đường

Để phòng, chống dịch bệnh COVID-19 nhiều hoạt động tiếp xúc đông người trong trường học phải hạn chế, nhưng bạo lực học đường vẫn xảy ra. Ở một số nơi học sinh học trực tuyến không tiếp xúc trực tiếp, nhưng mới đây mạng xã hội đã rộ lên thông tin có những nhóm học sinh thông qua mạng xã hội đã kéo bè cánh để bạo lực tinh thần nhau trong quá trình học tập, còn hẹn nhau sẽ giải quyết khi đi học trở lại. Sự việc đã gây bức xúc, lo lắng cho nhiều phụ huynh.

Tạo “tường thành” ngăn bạo lực học đường

(Ảnh minh họa. Nguồn: Internet)

Chúng ta đều biết nhà trường, gia đình và xã hội có vai trò quan trọng trong việc giáo dục đạo đức, lối sống, kiến thức cho học sinh. Tuy nhiên khi xã hội xuất hiện những lối sống thực dụng, ích kỷ, thì vấn đề giáo dục đạo đức, lối sống, nhiệm vụ trang bị kiến thức, “kỹ năng mềm” cho học sinh đã trở nên khó khăn hơn. Nhiều phụ huynh đã bỏ ra đồng tiền và phó mặc con em mình cho nhà trường.

Một số cơ sở giáo dục có xu hướng chạy theo nguồn thu, theo thành tích, dẫn đến việc tạo ra những sản phẩm giáo dục có phần méo mó.

Để khắc phục điều này cả nhà trường và gia đình phải “định vị” lại trách nhiệm của mình. Đặc biệt phải thường xuyên chăm lo giáo dục lý tưởng sống, lối sống lành mạnh cho học sinh. Chú trọng giáo dục để các em nhận thức đúng các giá trị chân - thiện - mỹ, truyền thống tốt đẹp của dân tộc để “đối trọng” với tư tưởng, lối sống buông thả mà một số bạn trẻ đang chạy theo. Các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, đặc biệt là đoàn thanh niên phải thường xuyên bồi dưỡng cho học sinh lý tưởng sống có ích, từ đó hình thành cho các em lối sống trong sáng, lành mạnh, hành vi đạo đức phù hợp với các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và thời đại.

Vượt lên nhiệm vụ dạy chữ, nhà trường phải giữ vai trò quan trọng trong việc dạy cách làm người. Phải luôn để học sinh hôm nay tự hào về nhà trường và ngày mai nhà trường tự hào về các em. Nhà trường có cách thức quản lý giáo dục phù hợp, tránh tư tưởng giáo viên lên lớp cho đủ tiết. Giáo viên chỉ dạy cái mình có mà chưa hướng đến cái học sinh cần.

Dù bây giờ mối liên hệ giữa nhà trường và gia đình đã được tiện ích bằng sổ liên lạc điện tử, nhưng vượt lên những thông báo có tính cơ học từ hệ thống liên lạc này, gia đình phải lắng nghe thêm những thông tin của nhà trường qua các cuộc họp phụ huynh, nắm bắt thêm về kết quả học tập, tu dưỡng của con em mình từ thầy cô giáo, chứ không phải chỉ dừng lại ở việc đưa con đến trường đúng giờ học chính khóa, đón con về từ nhà giáo viên sau giờ học thêm.

Giáo dục là quốc sách hàng đầu, trong đó giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh chính là trang đầu của quốc sách ấy trước khi dạy cho các em kiến thức văn hóa. Một môi trường xã hội tốt, những “chiếc nôi” gia đình tốt, trường học thân thiện sẽ tác động vào nhận thức của mỗi học sinh, giúp các em tuân thủ đầy đủ những nguyên tắc ứng xử, phát huy tốt kiến thức đã được học trong nhà trường để trở thành những học sinh tích cực.

Sự chung tay có trách nhiệm của cả ba phía: Gia đình, nhà trường, xã hội, chính là tạo nên một bức “tường thành” để chống lại các nguy cơ bên ngoài xã hội đang rình rập môi trường học đường.

Hạnh Nhiên



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]