(Baothanhhoa.vn) - Tại các trường mầm non phong trào làm đồ dùng đồ chơi bằng rác thải nhựa diễn ra sôi nổi, góp phần nâng cao nhận thức, ý thức bảo vệ môi trường xung quanh của trẻ.

Tái chế rác thải nhựa thành đồ chơi ở trường mầm non miền núi Thanh Hóa

Tại các trường mầm non phong trào làm đồ dùng đồ chơi bằng rác thải nhựa diễn ra sôi nổi, góp phần nâng cao nhận thức, ý thức bảo vệ môi trường xung quanh của trẻ.

Tái chế rác thải nhựa thành đồ chơi ở trường mầm non miền núi Thanh Hóa

Những chai lọ tưởng chừng vứt đi, được các cô giáo Trường mầm non Mậu Lâm (Như Thanh) tận dụng làm bồn hoa

Bằng bàn tay khéo léo các cô đã tạo ra những sản phẩm, dồ dùng, đồ chơi có ích phục vụ cho dạy và học từ những vật dụng bỏ đi, có hại cho môi trường xung quanh.

Nhiều giáo viên phối hợp phụ huynh thu gom những chai lọ, giấy, bìa caton, xăm, lốp xe… đã qua sử dụng để tạo đồ dùng, đồ chơi, sử dụng trong hoạt động vui chơi, giảng dạy, trưng bày các góc phòng học, khuôn viên của trường.

Tái chế rác thải nhựa thành đồ chơi ở trường mầm non miền núi Thanh Hóa

Giờ nghỉ trưa, các cô tranh thủ thu gom, phân loại chai lọ dùng làm đồ dùng, đồ chơi

Làm đồ dùng, đồ chơi bằng chất thải nhựa đang là xu hướng của nhiều trường, đây là hoạt động không những góp phần giảm thiểu tác hại ô nhiễm môi trường mà còn gợi lên tính sáng tạo, khéo léo của các cô giáo mầm non. Không những vậy, đối với một số trường vùng cao, việc làm đồ dùng, đồ chơi bằng chất thải nhựa còn giúp các trường giảm gánh nặng mua sắm.

Thời gian qua các trường mầm non trên địa bàn huyện Như Xuân đã vận dụng nhiều hình thức, phương pháp khác nhau, ngoài tuyên truyền các hội thi dành cho giáo viên, nhiều đơn vị đã lồng ghép nội dung về bảo vệ môi trường vào chương trình dạy học cho trẻ. Thông qua các chuyên đề, tham quan, dã ngoại, trẻ biết cách phân loại rác thải, tác hại của xả rác thải ra môi trường xung quanh.

Tái chế rác thải nhựa thành đồ chơi ở trường mầm non miền núi Thanh Hóa

Góc sáng tạo từ xăm, lốp

Đã nhiều năm nay trường mầm non Hóa Quỳ (Như Xuân) đều đặn tổ chức các cuộc thi làm đồ dùng, đồ chơi cấp trường bằng đồ tái chế nhựa. Những chiếc cốc nhỏ xinh, bông hoa sắc màu, vườn hoa nhỏ, các con vật ngộ nghĩnh… bằng chất thải nhựa được các cô dành cả tâm huyết của mình trong từng sản phẩm.

Cô Quách Thị Tích, Hiệu trưởng trường mầm non Xuân Khang (Như Thanh) cho biết, trường khuyến khích, động viên giáo viên, phụ huynh tích cực tham gia thu gom các loại chất thải nhựa như chai lọ, vỏ sò, xăp lốp cao su… sử dụng làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ nhằm tiết kiệm chi phí, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Tái chế rác thải nhựa thành đồ chơi ở trường mầm non miền núi Thanh Hóa

Những bồn hoa đa sắc màu

Đến thăm trường mầm non Mậu Lâm (Như Thanh) không khó khi bắt gặp những vườn hoa lung linh màu sắc được tận dụng từ những vỏ lon bia, chai lọ hay những khóm hoa sáng tạo từ lốp xăm xe, đồ vật trang trí các góc phòng, hành lang, lớp học… tạo nên khuôn viên, không gian vui chơi thoáng đãng cho trẻ.

Cô Lê Thị Quân, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Để tái chế sản phẩm từ nhựa, các cô giáo phải học cách tạo hình các vật dụng thành những lọ hoa, con vật ngộ nghĩnh.

Đặc thù giáo viên mầm non khá bận rộn, các cô vừa chăm sóc, nuôi dạy trẻ, thời gian rảnh rỗi lại sáng tạo, làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ. Những vật dụng từ chất thải nhựa tuy đơn sơ nhưng mang đến một ý nghĩa, thông điệp sâu sắc.

Tái chế rác thải nhựa thành đồ chơi ở trường mầm non miền núi Thanh Hóa

Những đồ vật tưởng như vứt đi nhưng dưới bàn tay khéo léo, cô giáo mầm non đã tạo ra những sản phẩm có tính giải trí cao

“Phong trào làm đồ dùng, đồ chơi” từ chất thải nhựa tái chế không những góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, mà còn hình thành tính tự giác, sáng tạo trong giáo viên. Đặc biệt, đối với những trường miền núi còn gặp nhiều khó khăn về đồ dùng dạy học, việc phát động phong trào này thật sự có ý nghĩa, tạo dựng sự hào hứng tham gia của phụ huynh nhà trường”, cô Nguyễn Thị Thảo, Hiệu trưởng trường mầm non Cẩm Ngọc (Cẩm Thủy) chia sẻ.

Bà Lê Thúy Lan, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Như Thanh, cho biết: Trong cuộc sống ngày nay số lượng chai nhựa sử dụng xong bỏ đi rất nhiều, thay vì vứt đi gây ô nhiễm môi trường, các cô đã tận dụng, sáng tạo thành những sản phẩm đẹp mắt, nhiều đồ dùng, vật dụng, đồ chơi lạ bền đẹp có giá trị sử dụng cao… Chúng tôi đánh giá cao việc làm này của giáo viên.

Trung Lê


Trung Lê

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]