(Baothanhhoa.vn) - Những năm gần đây, các trung tâm ngoại ngữ, tin học (NNTH) xuất hiện ngày một nhiều ở khắp các địa phương trong tỉnh. Sự ra đời và phát triển của các trung tâm này vừa đáp ứng yêu cầu xã hội, vừa góp phần nâng cao chất lượng các môn học này của học sinh, sinh viên.Tuy nhiên, để các trung tâm này thực sự phát huy hiệu quả, cần sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt của ngành chức năng, các cấp chính quyền trong khâu quản lý, chấn chỉnh những thiếu sót, sai phạm.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Quản lý hoạt động của các trung tâm ngoại ngữ, tin học: Cần sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt

Quản lý hoạt động của các trung tâm ngoại ngữ, tin học: Cần sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt

Những năm gần đây, các trung tâm ngoại ngữ, tin học (NNTH) xuất hiện ngày một nhiều ở khắp các địa phương trong tỉnh. Sự ra đời và phát triển của các trung tâm này vừa đáp ứng yêu cầu xã hội, vừa góp phần nâng cao chất lượng các môn học này của học sinh, sinh viên.Tuy nhiên, để các trung tâm này thực sự phát huy hiệu quả, cần sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt của ngành chức năng, các cấp chính quyền trong khâu quản lý, chấn chỉnh những thiếu sót, sai phạm.

Hiện tại, toàn tỉnh có 133 trung tâm NNTH được cấp phép hoạt động. Trong đó, tập trung chủ yếu ở TP Thanh Hóa với gần 50% trong tổng số 113 trung tâm. Các trung tâm này dạy rất nhiều ngôn ngữ, như: Tiếng Anh, tiếng Hàn, tiếng Nhật... Để cạnh tranh, các trung tâm đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi học phí; thuê giáo viên người bản xứ đứng lớp; đẩy mạnh quảng cáo về chương trình học ưu việt, hấp dẫn... Tuy nhiên, chất lượng giảng dạy của các trung tâm có bảo đảm như quảng cáo hay không vẫn là một câu hỏi để ngỏ. Bởi các bậc phụ huynh không dễ để có thể biết được trình độ của giáo viên tại các trung tâm như thế nào, có đạt chuẩn hay không? Nội dung giáo trình giảng dạy đã bảo đảm tính ưu việt và theo quy định hay chưa?... Do chưa có một “thước đo” chuẩn trong đánh giá chất lượng giảng dạy của các trung tâm nên khi “chọn mặt gửi vàng” các bậc phụ huynh chỉ biết căn cứ vào những gì mà trung tâm quảng cáo và giới thiệu.

Theo đánh giá của Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), ngoài những mặt tích cực, các trung tâm NNTH cũng bộc lộ không ít tồn tại, hạn chế. Điều này được minh chứng qua kết quả thanh, kiểm tra của ngành chức năng. Ví như, trong năm 2018 và 2019, Sở GD&ĐT phối hợp với đơn vị liên quan tổ chức thanh tra hoạt động của các trung tâm NNTH trên địa bàn tỉnh cho thấy, nhiều trung tâm hoạt động chưa đúng quy định. Cụ thể, về cơ sở vật chất, hầu hết các trung tâm hợp đồng thuê, mượn địa điểm (nhà ở thiết kế hộ gia đình), diện tích hẹp, phòng học, phòng làm việc của bộ máy hành chính... chưa phù hợp với hoạt động của trung tâm; bàn ghế, thiết bị dạy học chưa đúng quy định. Cá biệt, có một số trung tâm mở cơ sở hoạt động nhưng chưa được cấp phép hoạt động. Một số trung tâm, đội ngũ giáo viên đang giảng dạy không đúng với quyết định thành lập và cấp phép hoạt động; không thành lập tổ chuyên môn, quản lý giáo viên còn hạn chế; hồ sơ quản lý giáo viên nước ngoài chưa đủ theo quy định; nhiều trung tâm dừng hoạt động, chuyển địa điểm nhưng không báo cáo ngành chức năng... Trên cơ sở kết quả thanh tra, Sở GD&ĐT đã quyết định đình chỉ hoạt động 3 tổ chức, cá nhân tự ý thành lập và dạy ngoại ngữ trái quy định, gồm: Công ty GD&ĐT Tân Sinh (phường Đông Vệ), Trung tâm Ngoại ngữ APPLE (468G Trần Phú, phường Ba Đình), Công ty TNHH Giáo dục và Thương mại (đường Ngọc Mai, phường Quảng Thành, TP Thanh Hóa); xử lý vi phạm hành chính đối với Trung tâm Anh ngữ Unike, có địa chỉ tại số 25, Phan Chu Trinh, phường Điện Biên (TP Thanh Hóa) với các vi phạm treo biển hiệu không đúng quy định, sử dụng giáo viên người nước ngoài trái quy định. Cũng liên quan đến Trung tâm Anh ngữ Unike, mới đây, phụ huynh học sinh viết đơn tố cáo trung tâm này đã dừng hoạt động, nhưng không hoàn trả lại số tiền học phí lên tới trên 1,2 tỷ đồng mà phụ huynh đã nộp cho trung tâm. Đến nay, sau gần 2 tháng đệ đơn tố cáo trung tâm, gần 150 phụ huynh vẫn chưa nhận lại số tiền học phí đã nộp.

Được biết, ngoài tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, siết chặt quản lý, thời gian qua, Sở GD&ĐT còn đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ các trung tâm trong tổ chức, hoạt động theo đúng quy định; tổ chức hội nghị đánh giá tình hình, hoạt động, trao đổi, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các trung tâm trong quá trình hoạt động... Thế nhưng, theo ông Lương Đức Hạnh, Trưởng Phòng Quản lý đào tạo và Giáo dục thường xuyên, Sở GD&ĐT, công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động của các trung tâm NNTH vẫn còn những tồn tại, hạn chế, như: Sự phối hợp giữa các ngành chức năng còn thiếu chặt chẽ, đặc biệt là sự tham gia quản lý hành chính trên địa bàn cấp xã, phường là điểm yếu hiện nay. Điều này đã tạo điều kiện cho các trung tâm chưa được cấp phép vẫn ngang nhiên tồn tại; hoạt động liên kết của một số trung tâm với các cơ sở giáo dục chưa đúng quy định của pháp luật gây phản ứng từ xã hội; việc thu học phí ở một số trung tâm chưa tương xứng với chất lượng giảng dạy cũng tạo dư luận không tốt...

Ở cấp chính quyền, theo ông Đỗ Ngọc Anh Hải, Phó Chủ tịch UBND phường Điện Biên (TP Thanh Hóa), trong thời gian qua việc phối hợp giữa chính quyền địa phương và ngành chức năng trong quản lý các trung tâm NNTH chưa phát huy hiệu quả. Đã có những cuộc thanh tra, kiểm tra của ngành chức năng diễn ra nhưng chính quyền địa phương không nắm được và chưa được tham gia. Hiện tại, trên địa bàn phường có 4 trung tâm NNTH đứng chân và tổ chức các hoạt động dạy học. Để nâng cao hiệu quả quản lý các trung tâm này, chúng tôi mong muốn ngoài sự chủ động của chính quyền địa phương, các cuộc kiểm tra, giám sát của ngành chức năng như ngành giáo dục, công an cần phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương để triển khai thực hiện. Đặc biệt, sau khi Sở GD&ĐT cấp phép hoạt động cho các trung tâm, đơn vị nên thông báo kết quả cấp phép cho chính quyền địa phương để cùng phối hợp quản lý.

Lỗ hổng trong khâu quản lý đã tạo điều kiện thuận lợi để nhiều trung tâm NNTH hoạt động chưa đúng với nguyên tắc, quy định pháp luật, gây tâm lý hoang mang, mất niền tin trong Nhân dân. Khắc phục lỗ hổng này, trong thời gian tới, ngành chức năng, UBND các huyện, thị xã, thành phố cần tăng cường phối hợp hơn nữa để nâng cao quản lý theo thẩm quyền. Trong đó, ngành giáo dục cần kiểm tra chặt chẽ nội dung chương trình dạy học, đội ngũ cán bộ, giáo viên đứng lớp; lực lượng công an thường xuyên nắm bắt thông tin, giám sát hoạt động của các trung tâm đóng trên địa bàn. Khi phát hiện có những dấu hiệu bất thường báo cáo chính quyền địa phương và phối hợp với Sở GD&ĐT để có biện pháp chấn chỉnh, xử lý theo quy định. Cùng với đó, UBND các huyện, thị xã, thành phố cần chỉ đạo các đơn vị chức năng trên địa bàn tăng cường quản lý hành chính đối với các trung tâm, nghiêm cấm các trung tâm hoạt động khi chưa được cấp phép... Nếu có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên, việc dạy và học NNTH ở các trung tâm chắc chắn sẽ tiệm cận hơn với giá trị thực.

Lê Phong


Lê Phong

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]