(Baothanhhoa.vn) - Trong những năm qua, cùng với các tầng lớp nhân dân, đồng bào công giáo trong tỉnh đã tích cực tham gia, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong phong trào khuyến học, khuyến tài (KHKT), góp phần vào sự phát triển của sự nghiệp giáo dục và đào tạo ở các địa phương.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phát triển phong trào khuyến học, khuyến tài ở vùng đồng bào công giáo

Trong những năm qua, cùng với các tầng lớp nhân dân, đồng bào công giáo trong tỉnh đã tích cực tham gia, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong phong trào khuyến học, khuyến tài (KHKT), góp phần vào sự phát triển của sự nghiệp giáo dục và đào tạo ở các địa phương.

Phát triển phong trào khuyến học, khuyến tài ở vùng đồng bào công giáo

Đại diện Hội Khuyến học thôn Vân Giáo, xã Quảng Vọng và Hội Khuyến học huyện Quảng Xương thăm hỏi, động viên gia đình ông Phạm Văn Hoàn – gia đình học tập tiêu biểu của thôn Vân Giáo.

Gần 15 năm tham gia công tác khuyến học, ông Nguyễn Trọng Dũng, Chi hội trưởng Chi hội khuyến học thôn Vân Giáo, xã Quảng Vọng (Quảng Xương) luôn tận tâm, tận lực với phong trào KHKT của thôn. Ông Dũng chia sẻ: Làm công tác khuyến học nếu chỉ nhiệt tình thôi thì chưa đủ mà phải sâu sát cơ sở mới đem lại hiệu quả. Đặc biệt, ở vùng đồng bào công giáo với nhiều cái khó về nhận thức của người dân, về điều kiện kinh tế... người làm khuyến học càng phải sâu sát, tuyên truyền, vận động nhân dân, nói để dân hiểu, dân đồng thuận cùng nhau tham gia phong trào. Với suy nghĩ đó cùng những cách làm thiết thực, hiệu quả, ông Dũng đã cùng với tập thể chi hội, các đoàn thể trong thôn đưa phong trào khuyến học của thôn Vân Giáo ngày một phát triển. Nhiều gia đình, dòng họ trong thôn mặc dù điều kiện kinh tế khó khăn song vẫn quan tâm, cố gắng cho con cái theo học. Tiêu biểu như gia đình ông Phạm Văn Hoàn, gia đình bà Phạm Thị Thái... Xuất ngũ trở về quê hương với 2 bàn tay trắng, thế nhưng bằng ý chí và nghị lực của Bộ đội Cụ Hồ, ông Hoàn và gia đình đã vượt qua tất cả, tạo điều kiện chăm lo cho các con ăn học. Ông Hoàn luôn tâm niệm cho con chữ nghĩa, có nghề nghiệp ổn định quý giá hơn bất cứ của cải gì, vì vậy, dù khó khăn đến đâu ông cũng tạo điều kiện và động viên các con cố gắng, phấn đấu học hành. Hiện, 5/7 người con của gia đình ông đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng, có việc làm, thu nhập ổn định. Ông Hoàn tâm sự: “Gia đình tôi có được như ngày hôm nay là kết quả của sự nỗ lực của vợ, chồng và các con cũng như sự giúp đỡ, khuyến khích của hội khuyến học và cấp ủy, chính quyền các cấp, sự quan tâm, động viên của cha xứ đối với việc học hành của con em trong gia đình cũng như trong toàn xứ”.

Tương tự, tại thôn Hợp Gia, xã Quảng Hợp (Quảng Xương) với hơn 80% đồng bào công giáo, đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn, song phong trào khuyến học ở đây vẫn được nhân dân quan tâm, ủng hộ. Được biết, năm 2018 vừa qua con em đồng bào công giáo của thôn có tới 5 cháu đậu đại học, 3 cháu đậu cao đẳng, kết quả này vượt nhiều lần so với những năm về trước. Các cháu đậu đại học, cao đẳng hoặc có thành tích xuất sắc trong học tập ở các cấp học đều được chi hội khuyến học thôn và xứ giáo Gia Hà vinh danh, khen thưởng. Ông Vũ Hồng Công, Chủ tịch Hội Khuyến học xã Quảng Hợp, chia sẻ: Ngoài khen thưởng từ quỹ khuyến học thôn, xã, hằng năm, xứ giáo Gia Hà còn kêu gọi vận động từ các tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm 40 triệu đồng để khen thưởng, trao học bổng cho học sinh trong thôn Hợp Gia có thành tích trong học tập, rèn luyện. Kết quả này góp phần thúc đẩy phong trào học tập, phong trào KHKT của thôn, của xã ngày càng phát triển.

Những năm qua, Hội Khuyến học huyện Nga Sơn đặc biệt quan tâm và dành nhiều thời gian, tâm huyết cho phong trào KHKT ở những xã vùng giáo huyện nhà. Ngoài vận động phát triển hội viên, xây dựng quỹ khuyến học, thành lập các chi hội khuyến học, huyện hội còn đẩy mạnh các phong trào thi đua. Qua đó, các chi hội khuyến học khu dân cư, dòng họ ở 12 xã có đồng bào công giáo trên địa bàn huyện đã có nhiều cách làm sáng tạo đưa phong trào KHKT vùng giáo lan tỏa mạnh mẽ. Hiện 100% khu dân cư thuộc vùng giáo đều đã thành lập và duy trì phong trào “tiếng kẻng khuyến học”. Điển hình như khu dân cư xóm 3, xã Nga Điền, khu dân cư Chính Nghĩa, Nhân Sơn (Nga Phú); khu dân cư Tuân Đạo (Nga Vịnh), khu dân cư Tây Sơn (Nga Liên)... Nhiều dòng họ công giáo như họ Trần, họ Lê có tới hàng chục người đã và đang theo học các trường đại học, cao đẳng, sau đại học... Theo ông Trần Văn Vương, trưởng dòng họ Trần, làng Chính Nghĩa, xã Nga Phú, phong trào KHKT của dòng họ, của làng, xã ngày càng phát triển là nhờ sự quan tâm, giúp đỡ, khuyến khích của hội khuyến học và các cấp chính quyền, sự động viên của cha xứ, đặc biệt nhiều gia đình mặc dù điều kiện kinh tế khó khăn nhưng vẫn cố gắng cho con cái theo học, con em trong làng cũng chịu khó chăm chỉ học tập hơn trước...

Thực tế cho thấy, phong trào khuyến học vùng đồng bào công giáo không chỉ được quan tâm phát triển ở huyện Nga Sơn hay Quảng Xương, tại nhiều huyện khác trong tỉnh, như: Đông Sơn, Tĩnh Gia, Thạch Thành, Vĩnh Lộc,... phong trào này cũng đang từng bước phát triển, góp phần làm thay đổi nhận thức trong giáo dân về việc chăm lo cho con cái học hành, qua đó, góp phần quan trọng vào sự nghiệp “trồng người” của tỉnh nhà với chất lượng giáo dục đại trà được nâng lên hằng năm; chất lượng giáo dục mũi nhọn được giữ vững, có bước đột phá. Kết quả hoạt động của mỗi tổ chức hội khuyến học ở vùng đồng bào công giáo trong những năm gần đây cũng được coi là tiền đề, là động lực để những người làm công tác khuyến học trong cả tỉnh nói chung, vùng giáo nói riêng tiếp tục nỗ lực hơn nữa, góp phần thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa giáo dục và khẳng định vai trò của công tác KHKT trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo của tỉnh nhà.

Bài và ảnh: Lê Phong



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]