(Baothanhhoa.vn) - Giữa cái nắng oi ả, nóng rát da thịt của vùng biên xa xôi, “hai bông hoa” nhỏ nơi thâm sơn cùng cốc vẫn miệt mài ươm mầm từng con chữ cho trẻ em vùng cao. Họ, những “bông hoa” chẳng ngại nắng mưa, gian khổ, dành cả thanh xuân cho những đứa trẻ nơi này…

Những “bông hoa” gieo chữ nơi đại ngàn

Giữa cái nắng oi ả, nóng rát da thịt của vùng biên xa xôi, “hai bông hoa” nhỏ nơi thâm sơn cùng cốc vẫn miệt mài ươm mầm từng con chữ cho trẻ em vùng cao. Họ, những “bông hoa” chẳng ngại nắng mưa, gian khổ, dành cả thanh xuân cho những đứa trẻ nơi này…

Những “bông hoa” gieo chữ nơi đại ngàn

Cha Khót – bản nghèo vùng biên xã Na Mèo (huyện Quan Sơn) những ngày đầu hè với cơn gió Lào bỏng rát. Ngày ngày, từng con chữ vẫn được ươm mầm bởi những giáo viên “cắm bản” nơi đây.

Những “bông hoa” gieo chữ nơi đại ngàn

Hà Thị Hằng và Vi Thị Chuyên, hai “bông hoa” giữa rừng già ở điểm trường Cha Khót đã nhiều năm quen với những cung đường uốn lượn, những con suối rì rào vùng biên giới. Suốt nhiều năm, hai cô giáo không quản ngại khó khăn, gian khổ đi “gieo chữ” nơi vùng cao Thanh Hóa.

Những “bông hoa” gieo chữ nơi đại ngàn

Tách biệt với bên ngoài, điểm trường Cha Khót cách trung tâm xã Na Mèo gần 10km với hàng chục căn nhà thưng ván gỗ nằm sát bên bờ suối. Đây là bản người Thái sinh sống lâu đời ở Na Mèo, nhưng mới sống tập trung thành cụm dân cư từ đầu thập niên 80 đến nay. Để đưa con chữ đến nơi thâm sơn cùng cốc này, biết bao thế hệ như cô Hằng, cô Chuyên đã trải qua những trận nắng cháy, mưa rào.

Những “bông hoa” gieo chữ nơi đại ngàn

Gần 30 năm gieo chữ nơi vùng cao, hết Tam Thanh, Trung Thượng rồi Trung Hạ. Năm 2017, cô giáo Hằng nhận công tác về điểm trường Cha Khót. “Ngày về Cha Khót, người thân bạn bè ai cũng bảo sao lại về Cha Khót? Tôi bỡ ngỡ đến lạ thường. Khi tới điểm trường mới biết câu trả lời. Nơi đây những năm trước hoang sơ, nghèo đói, con đường vào bản gian nan lắm”.

Những “bông hoa” gieo chữ nơi đại ngàn

Tuổi đời có trẻ hơn đôi chút nhưng những năm tháng đầu khi nhận công tác về đây là cả một hành trình đầy gian nan, vất vả đối với cô Vi Thị Chuyên. “Cho đến tận bây giờ, tôi không thể tin mình và chị Hằng có thể bám trụ ở nơi này đến tận bây giờ. Mãi rồi cũng thành quen, đến giờ chúng tôi cảm thấy nơi này đáng yêu lắm, đồng bào và những đứa trẻ, và thậm chí là vùng đất này như quê hương thứ hai của chúng tôi vậy”, cô Chuyên tâm sự.

Những “bông hoa” gieo chữ nơi đại ngàn

Những ngày này, hơn 40 cô trò tại điểm trường vừa trở lại lớp học sau tháng ngày nghỉ vì dịch bệnh. Cái nóng bức của cơn gió Lào khó chịu là vậy nhưng chẳng thể nào khuất phục được tinh thần hăng say của cô trò nơi đây.

Những “bông hoa” gieo chữ nơi đại ngàn

Được xây dựng từ năm 1986, đến nay, điểm trường Cha Khót có tổng số 42 học sinh. Thiếu thốn đủ bề, 42 học sinh với 5 trình độ phải học ghép trong hai phòng học chật hẹp.

Những “bông hoa” gieo chữ nơi đại ngàn

Thầy Chung Trường Thành (Hiệu trưởng Trường Tiểu học Na Mèo) cho biết: “Cha Khót là một trong số những điểm trường lẻ đang còn rất khó khăn. Vừa qua để tạo điều kiện tốt nhất cho các cháu học tập, chúng tôi đã huy động nhiều nguồn nhất có thể để tu sửa lại mái nhà, làm lại cổng cho các cháu. Hiện giờ tại đây đang thiếu lớp học nên phải gộp các trình học lại hai phòng học chung”.

Những “bông hoa” gieo chữ nơi đại ngàn

Vốn sinh ra ở bản Lang (xã Trung Hạ), cũng là một trong những vùng miền núi khó khăn của Thanh Hóa nên cô giáo Hằng như thấu hiểu được nỗi khó khăn, vất vả, thiếu thốn của người dân nơi đây. Ý niệm về một tương lai, một sự đổi thay từ những thế hệ trẻ sau này, cô Hằng và biết bao thế hệ giáo viên khác nguyện cố gắng để ươm mầm những tài năng.

Những “bông hoa” gieo chữ nơi đại ngàn

Vì đường đi khó khăn, việc tiếp tế thực phẩm cũng gặp nhiều vất vả. Theo cô Hằng, ngoài những hôm người bán hàng rong vào bản, hai chị em phải phải thực hiện chế độ tự cung, tự cấp. Sau mỗi buổi dạy học, hai chị em lại cùng nhau xuống suối đi hái rau dớn, rau tàu bay, núc nác làm bữa canh vội.

Những “bông hoa” gieo chữ nơi đại ngàn

“Xa gia đình, người thân nhiều lúc cũng nhớ lắm nhưng biết làm sao được. Mình yêu nghề, đến với nghề thì phải biết hy sinh. Nhìn những đứa trẻ nơi đây lớn từng ngày, học thuộc từng con chữ là những người làm thầy, làm cô như chúng tôi hạnh phúc lắm rồi”, cô Chuyên chia sẻ.

Những “bông hoa” gieo chữ nơi đại ngàn

Một, hai rồi ba năm và nhiều hơn thế nữa… Tự bao giờ, hai cô giáo ở điểm trường gian khó đã trở thành đôi bạn tri kỉ giữa đại ngàn. Chia nhau từng quả cà, từng nắm cơm, suốt những năm ở nơi này, họ được người dân quý mến xem như những người con của bản làng.

Những “bông hoa” gieo chữ nơi đại ngàn

Nhớ về những kỷ niệm đáng nhớ, cô Hằng chia sẻ: “Năm ngoái trận mưa bão lớn khiến hai chị em run lật bật. Nước từ trên đồi chảy xuống đến căn phòng nhỏ, chả biết làm thế nào hai chị em phải ôm chặt lấy nhau vì sợ nước cuốn. Không chỉ vậy, những ngày nắng nóng như bây giờ thì nằm nghỉ buổi trưa là điều không thể. Trên mái thì lợp tôn, nhà phên gỗ xộc xệch gió Lào thổi nóng rát, buổi trưa như một cực hình vậy”.

Những “bông hoa” gieo chữ nơi đại ngàn

Ánh chiều tà dần khuất sau núi, bữa cơm chiều với rau dớn rừng cũng vừa kịp tới. Hai cô giáo lại vội vàng chuẩn bị cho bữa tối để kịp cho lớp học bổ túc về đêm. Ngày này qua tháng khác, những hình ảnh ấy cứ lặp lại trong ký ức của người dân nơi đây khiến họ chẳng thể nào quên được về hai “bông hoa” giữa đại ngàn xanh ngắt.

Những “bông hoa” gieo chữ nơi đại ngàn

“Sau thời gian nghỉ dịch, nhiều em học sinh đến lớp đầy đủ nhưng quên kiến thức. Để giúp các em theo kịp với chương trình, tôi và chị Hằng phải tổ chức các lớp học buổi tối thêm cho những em có học lực yếu kém. Nhiều hôm, đang ăn dở bát cơm lại phải để đấy để lên lớp bổ túc cho các cháu”, cô Chuyên cho hay.

Những “bông hoa” gieo chữ nơi đại ngàn

Hy vọng, rồi sớm mai đây, có một ngày những cô cậu học trò nơi bản nghèo sẽ thành danh, đúng như mong đợi của những “bông hoa” gieo chữ nơi đại ngàn này.

Tuấn Kiệt – Hoàng Đông

Tin liên quan:
  • Những “bông hoa” gieo chữ nơi đại ngàn
    [E-Magazine] - Trà sen

    Đã có thời khi chọn quốc hoa nước Việt Nam nhiều người đã nghĩ đến và đề nghị chọn hoa sen, bởi vẻ đẹp, sự thanh cao và sức sống mãnh liệt trường tồn cùng dân tộc. Câu chuyện chưa có hồi kết và còn kéo dài theo tháng năm. Chỉ riêng trà sen đã trở thành ẩm thực Việt cao quí chẳng cần phải luận bàn, chẳng cần giấy thông hành, chẳng vị quen thân cứ đem hương thơm, vị quyến rũ đi thẳng vào văn hóa ẩm thực, vào từng nhà vào bàn trà vào những cuộc vui tao ngộ dậy lên hương vị thơm thảo đắm say.

  • Những “bông hoa” gieo chữ nơi đại ngàn
    [E-Magazine] - Chuyện về những “anh nuôi” trong các khu cách ly tập trung

    Sạch sẽ, cẩn thận trong từng khâu chế biến và bày biện là cảm nhận của chúng tôi khi tận mắt chứng kiến hộp cơm mà các “anh nuôi” ở các khu cách ly tập trung chuẩn bị. Mỗi suất cơm đến với tay người dân tại khu cách ly đều chứa đựng những tình cảm thân thương như dành cho người thân của mình...

  • Những “bông hoa” gieo chữ nơi đại ngàn
    [E-Magazine] - Nhật ký trong khu cách ly của cô gái xứ Thanh: “Dẫu có nói thêm bao nhiêu lời cảm ơn chắc cũng không đủ”

    "Hôm nay, ngày trở về nhà đầu tiên mà cứ ngỡ mình vẫn ở khu cách ly. Mình phải trấn an tâm lý một chút. Sáng nay, khi vẫn còn mơ màng trong cơn ngái ngủ, mình tự nghĩ trong đầu: Sao hôm nay không ai gọi mình dậy ăn sáng nhỉ? Rồi chợt nghĩ ra là mình đang ở nhà. 2 tuần trong khu cách ly tập trung đã tập cho mình sự điều độ trong giờ giấc, 22h30 ngủ và 6h30 dậy”.

  • Những “bông hoa” gieo chữ nơi đại ngàn
    [E-Magazine] - Những đóa hoa nở giữa… đại dịch

    Trong những ngày “Toàn Đảng – toàn dân – toàn quân một ý chí”, “chống dịch như chống giặc”, lời khẳng định đanh thép xen lẫn niềm tự hào, xúc động của Bác Hồ bỗng theo dòng sự kiện ùa về trong tâm thức mỗi người dân đất Việt: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi. Nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn…”.

  • Những “bông hoa” gieo chữ nơi đại ngàn
    [E-Magazine] - "Lá chắn thép” chống dịch miền biên viễn

    Trên tuyến đầu của cuộc chiến chống dịch COVID-19, họ - những chiến sĩ biên phòng ngày đêm đang băng rừng lội suối để tuần tra, kiểm soát. Những “lá chắn thép” nơi miền biên viễn không quản ngại gian khó, chỉ mơ ước một ngày cơn đại dịch sẽ đi qua, bình yên sẽ trở lại trên mọi miền đất nước.


Tuấn Kiệt – Hoàng Đông

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]