(Baothanhhoa.vn) - Kỳ thi vào lớp 10 THPT năm học 2022-2023 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa sẽ diễn ra sau đây 2 ngày. Năm nay toàn tỉnh có hơn 41.200 thí sinh dự thi, tăng hơn năm học trước 2.600 thí sinh. Cuộc đua vào nhiều trường THPT công lập ở các năm học trước vốn đã khó khăn, năm nay càng trở nên chật chội hơn.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Không nên xem trường công là lựa chọn cuối cùng

Kỳ thi vào lớp 10 THPT năm học 2022-2023 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa sẽ diễn ra sau đây 2 ngày. Năm nay toàn tỉnh có hơn 41.200 thí sinh dự thi, tăng hơn năm học trước 2.600 thí sinh. Cuộc đua vào nhiều trường THPT công lập ở các năm học trước vốn đã khó khăn, năm nay càng trở nên chật chội hơn.

Không nên xem trường công là lựa chọn cuối cùng

Ảnh minh họa.

Theo thống kê tại TP Thanh Hóa, Trường THPT Hàm Rồng được giao 546 chỉ tiêu tuyển sinh nhưng có tới 835 thí sinh đăng ký dự thi; Trường THPT Đào Duy Từ giao 546 chỉ tiêu, có 780 hồ sơ đăng ký dự thi; Trường THPT Nguyễn Trãi giao 420 chỉ tiêu, có 701 hồ sơ đăng ký dự thi. Nhiều trường THPT ở một số huyện năm nay cũng có số dư thí sinh khá cao.

Cùng với học sinh, nhiều phụ huynh đang đứng ngồi không yên. Càng gần đến ngày thi càng lo lắng hơn.

Trường THPT công lập có môi trường học tập tốt, vì thế là lựa chọn đầu tiên với nhiều người, nhưng cũng không nên xem là lựa chọn duy nhất. Hệ thống giáo dục trong tỉnh vẫn còn nhiều cơ sở khác. Ngoài các trường dân lập chất lượng cao, gần như huyện nào cũng có trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên. Những năm gần đây hệ thống giáo dục này được đầu tư về cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng giáo viên. Học sinh học tại đây “đi bằng hai chân” vừa được học văn hóa vừa được học nghề tự chọn. Sau khi học xong vừa có bằng tốt nghiệp văn hóa vừa có chứng chỉ nghề (hoặc bằng trung cấp nghề), có thể đi làm được ngay.

Thực tế, nhiều học sinh sau khi học ở các trường THPT công lập cũng không vào đại học hoặc không thể thi đậu đại học, nên tiếp tục đi học nghề. Đó là sự lãng phí, thậm chí còn ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý học sinh. Học tập tại trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, học sinh có thể chủ động, quyết định tương lai tay nghề của mình từ sớm. Đây là sự phân luồng giáo dục đáp ứng được nhu cầu xã hội hiện nay. Thực tế cũng ghi nhận có nhiều học sinh học tại trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên đã vươn lên thi đậu đại học ở những ngành học tốp trên.

Việc học THPT mới là điều kiện cần, điều kiện đủ phải là sự nỗ lực học tập sau đó. Phụ huynh tạo điều kiện cho con học tập, thi đạt kết quả tốt nhất, nhưng không nên đặt ra yêu cầu bằng mọi giá con mình phải vào được trường công, xem đó là con đường duy nhất dẫn đến tự làm khó mình. Không có môi trường giáo dục nào là tầm thường cả, học THPT công lập hay giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cũng chỉ là thời gian để học sinh rèn luyện, tích lũy kiến thức, chuẩn bị hành trang cho chặng đường dài sau đó, quan trọng là tâm thế, ý thức nhập cuộc của học sinh thế nào.

Tuệ Minh


Tuệ Minh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]