(Baothanhhoa.vn) - Nâng cao chất lượng giáo dục có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự nghiệp “trồng người” của mỗi địa phương. Đây cũng là nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu đối với ngành giáo dục nói chung, mỗi đơn vị trường nói riêng. Với ý nghĩa đó, nhiều năm qua, ngành giáo dục huyện Như Thanh đã không ngừng nỗ lực đổi mới, nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường trên cơ sở phát động và thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua.

Hiệu quả từ các phong trào thi đua trong ngành giáo dục Như Thanh

Nâng cao chất lượng giáo dục có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự nghiệp “trồng người” của mỗi địa phương. Đây cũng là nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu đối với ngành giáo dục nói chung, mỗi đơn vị trường nói riêng. Với ý nghĩa đó, nhiều năm qua, ngành giáo dục huyện Như Thanh đã không ngừng nỗ lực đổi mới, nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường trên cơ sở phát động và thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua.

Hiệu quả từ các phong trào thi đua trong ngành giáo dục Như ThanhThầy, trò Trường THCS Hải Long trong giờ học. Ảnh: tư liệu

Để tạo chuyển biến trong xây dựng cơ sở vật chất, quản lý giáo dục, nền nếp, kỷ cương trường học, ngành giáo dục Như Thanh đã phát động sâu rộng phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh (HS) tích cực” gắn với phong trào xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Ở phong trào này, nhiệm vụ được ngành giáo dục huyện đặc biệt quan tâm đó là tạo dựng cơ sở vật chất khang trang; tổ chức dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi HS, giúp các em tự tin trong học tập, sáng tạo và ý thức vươn lên. Nhìn lại kết quả sau nhiều năm thực hiện cho thấy, cơ sở vật chất trường lớp học không ngừng được đầu tư xây dựng khang trang, sạch đẹp; tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia được nâng lên qua từng năm học. Tính riêng năm học 2020-2021, huyện đã đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường lớp học, phòng học bộ môn, nhà hiệu bộ, nhà đa năng... cho các trường mầm non, tiểu học, THCS với số tiền hơn 23 tỷ đồng. Các xã, thị trấn cũng huy động các nguồn tài trợ, xã hội hóa đầu tư xây dựng nhiều hạng mục như phòng học, cổng trường, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, tường rào, cải tạo khuôn viên... với số tiền gần 17 tỷ đồng. Qua thống kê, đến hết năm học 2020-2021, toàn huyện đã có 37/46 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 80,4%, đứng đầu/11 huyện miền núi. Cũng từ thực hiện phong trào, ý thức của HS trong việc học tập, rèn luyện và giữ gìn vệ sinh môi trường được nâng lên rõ rệt. Việc ngăn chặn HS bỏ học gắn liền với giúp đỡ HS yếu kém, HS có hoàn cảnh khó khăn được các địa phương và các đơn vị trường quan tâm.

Xác định, phong trào thi đua là “đòn bẩy” để cán bộ, giáo viên (GV) và HS nhà trường phát huy vai trò, trách nhiệm, vì vậy, Trường phổ thông dân tộc bán trú THCS Xuân Thái luôn đẩy mạnh và đổi mới hình thức hoạt động, xây dựng kế hoạch, chương trình hành động cụ thể. Trong đó đi sâu vào việc xây dựng các tiêu chí đánh giá, mục đích, ý nghĩa của phong trào và đề ra những biện pháp cụ thể để thực hiện; lấy kết quả thực hiện là tiêu chí quan trọng trong bình chọn thi đua xếp loại hằng năm. Thầy giáo Ngô Sỹ Toàn, Hiệu trưởng Trường phổ thông dân tộc bán trú THCS Xuân Thái, cho biết: Từ việc thực hiện phong trào chất lượng dạy và học của nhà trường không ngừng được nâng cao với tỷ lệ HS khá, giỏi tăng hằng năm; HS bỏ học giữa chừng giảm, có năm không có HS bỏ học; chất lượng giáo dục mũi nhọn cũng có nhiều chuyển biến, mỗi năm có từ 12 - 20 em đạt giải HS giỏi các môn văn hóa, thể dục, thể thao các cấp...

Cùng với phong trào trên, ngành giáo dục huyện Như Thanh luôn quan tâm triển khai thực hiện tốt phong trào thi đua “Hai tốt”, việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Theo đó, hằng năm, vào đầu năm học mới, ngành chỉ đạo 100% đơn vị trường tổ chức ký kết giao ước thi đua trong toàn thể cán bộ, GV, để mỗi cán bộ, GV nhận thức được ý nghĩa, mục đích của việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Để việc học và làm theo Bác đi vào chiều sâu, phòng GD&ĐT huyện thường xuyên tổ chức, phát động cán bộ, GV, HS tham gia viết bài tìm hiểu về thân thế sự nghiệp của Bác Hồ; tổ chức thi “Kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; tổ chức hội diễn văn nghệ với chủ đề “ca ngợi Đảng, Bác Hồ”... Kết quả, 100% cán bộ, GV, HS trong toàn ngành đều thực hiện nghiêm túc, có sự chuyển biến tích cực về nhận thức và hành động. Với phong trào thi đua “Hai tốt”, trong nhiều năm qua, 100% đơn vị trường học trong huyện đều phấn đấu thực hiện đồng bộ các giải pháp như tổ chức chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học; hội nghị hướng dẫn phương pháp tự học cho HS; tạo môi trường giáo dục tích cực cho HS... nhằm giảm tỷ lệ HS yếu kém, tăng tỷ lệ HS khá, giỏi trong các nhà trường, từ đó, tạo động lực nâng cao chất lượng dạy và học. Qua tổng kết, đánh giá, năm học 2020-2021, chất lượng giáo dục đại trà trong toàn huyện được nâng lên đáng kể, kết quả phổ cập giáo dục đúng độ tuổi tiểu học, huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%; kết quả thi HS giỏi các môn văn hóa lớp 9 cấp tỉnh xếp thứ 4/11 huyện miền núi, tăng 1 bậc so với năm học 2019-2020; điểm trung bình 3 môn thi Toán, Ngữ văn, tiếng Anh trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2021-2022 của 15/15 trường THCS đều vượt chỉ tiêu giao với 5,48 điểm, xếp thứ 2/11 huyện miền núi...

Kết quả trên không chỉ khẳng định hiệu quả trong thực hiện các phong trào thi đua, cuộc vận động mà còn là kết quả của việc quan tâm, xây dựng đội ngũ nhà giáo giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết với nghề của ngành giáo dục huyện. Bởi chắc rằng, đội ngũ GV và cán bộ quản lý giáo dục ở bất kỳ thời điểm nào cũng là lực lượng then chốt quyết định chất lượng giáo dục. Vì lẽ đó, nhiều năm qua, việc chăm lo, đầu tư cho phát triển đội ngũ GV và cán bộ quản lý giáo dục luôn được ngành giáo dục huyện Như Thanh chú trọng, thông qua việc mở các lớp tập huấn chuyên đề, hội thi GV giỏi... Việc đánh giá đúng chất lượng cán bộ, GV, phân loại cán bộ, GV cũng được quan tâm, nhằm đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, bố trí một cách hợp lý, phù hợp năng lực chuyên môn và trình độ đào tạo. Nhờ đó, chất lượng GV từng bước được nâng cao. Đánh giá theo tiêu chí mới, hiện tỷ lệ cán bộ, GV trên địa bàn huyện đạt chuẩn trình độ đào tạo chiếm gần 60%, trên chuẩn là 32,4%. Bàn về giải pháp phát triển sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện trong thời gian tới, cô giáo Lê Thúy Lan, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Như Thanh, cho hay: Trên cơ sở những kết quả đã đạt được, ngành giáo dục huyện Như Thanh tiếp tục đổi mới công tác quản lý giáo dục, xây dựng đội ngũ nhà giáo bảo đảm về số lượng và chất lượng; củng cố xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy, học và quản lý. Ngoài ra, ngành sẽ tập trung tổ chức thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động, phong trào thi đua nhằm tạo không khí thi đua sôi nổi trong toàn ngành và coi đây là động lực nâng cao chất lượng dạy và học, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục.

Hoàng Xuân



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]