(Baothanhhoa.vn) - Với học sinh (HS) cuối cấp, nhất là cấp THPT thì đây là thời điểm quan trọng để đưa ra quyết định mang tính bước ngoặt cuộc đời. Ai sẽ đi theo con đường đại học, ai sẽ chuyển sang trường nghề hay trực tiếp tham gia thị trường lao động phổ thông sau kỳ thi tốt nghiệp THPT?... Quyết định học gì, làm gì do chính các em HS, nhưng vai trò hướng nghiệp của người thầy và của nhà trường là không hề nhỏ.

Các trường THPT với hoạt động tư vấn, hướng nghiệp định hướng tương lai

Với học sinh (HS) cuối cấp, nhất là cấp THPT thì đây là thời điểm quan trọng để đưa ra quyết định mang tính bước ngoặt cuộc đời. Ai sẽ đi theo con đường đại học, ai sẽ chuyển sang trường nghề hay trực tiếp tham gia thị trường lao động phổ thông sau kỳ thi tốt nghiệp THPT?... Quyết định học gì, làm gì do chính các em HS, nhưng vai trò hướng nghiệp của người thầy và của nhà trường là không hề nhỏ.

Các trường THPT với hoạt động tư vấn, hướng nghiệp định hướng tương laiHoạt động tư vấn hướng nghiệp và tuyển sinh năm 2022 cho học sinh Trường THCS – THPT Quan Sơn.

Hiện nay, đa số HS và các bậc phụ huynh đều mong muốn sau khi tốt nghiệp THPT sẽ được xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng. Bởi lẽ, con đường từ THPT tới đại học, cao đẳng ngày càng được rút ngắn. Thống kê của ngành chức năng cho thấy, số HS cuối cấp THPT trong toàn tỉnh có nhu cầu xét tuyển vào đại học, cao đẳng hiện chiếm khoảng 60%. Như vậy, vấn đề đặt ra là công tác tư vấn hướng nghiệp cần phải được thực hiện sớm và đồng bộ hơn nữa. Tại Trường THPT Như Thanh, nhiều năm nay, công tác hướng nghiệp cho HS của nhà trường được triển khai bài bản, nền nếp. Theo thầy giáo Bùi Công Trứ, Phó hiệu trưởng Trường THPT Như Thanh thì hoạt động này được nhà trường thực hiện ngay từ khi các em HS bước vào lớp 10. Theo đó, cùng với việc dạy các tiết hướng nghiệp theo phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), nhà trường còn tổ chức hoạt động định hướng nghề nghiệp cho HS dưới nhiều hình thức như sinh hoạt 15 phút đầu giờ, sinh hoạt dưới cờ và các hoạt động ngoại khóa. Đặc biệt, đối với HS khối 12, nhà trường còn phối hợp với các tổ chức đoàn thể, trường đại học, cao đẳng, trường nghề trong và ngoài tỉnh tổ chức chương trình tư vấn, phân tích cho HS giúp các em có cái nhìn đầy đủ về nghề nghiệp cũng như ngành học mà mình lựa chọn. Với cách làm trên, các em HS sớm xác định ngành nghề, trường đại học mà mình sẽ dự thi, xét tuyển phù hợp với năng lực của bản thân, điều kiện gia đình và nhu cầu của xã hội. Trên cơ sở đó, phấn đấu học tập, rèn luyện để đạt được mục tiêu đề ra. Qua thống kê, hằng năm, nhà trường có hơn 50% HS theo học đại học, cao đẳng phù hợp với năng lực, sở trường của bản thân, số còn lại sau khi tốt nghiệp THPT lựa chọn học nghề và lao động phổ thông.

Đối với nhiều trường THPT khác như Trường THCS-THPT Quan Sơn, Trường THPT Hậu Lộc 3, THPT Chu Văn An (Sầm Sơn), THPT Lương Đắc Bằng (Hoằng Hóa)... công tác tư vấn, hướng nghiệp cũng được các nhà trường đặc biệt quan tâm, chú trọng. Theo đó, cùng với công tác phân luồng giáo dục, các nhà trường đã chủ động nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của HS, qua đó, tư vấn, định hướng cho các em hướng đi đúng đắn, phù hợp. Các nhà trường đều có chung quan điểm là tư vấn, hướng nghiệp theo hướng gắn lý thuyết với thực tiễn giúp HS dễ dàng tiếp cận, tìm hiểu, lựa chọn ngành học, nghề học phù hợp với năng lực bản thân. Đặc biệt là tập trung vào việc phân tích cho HS và các bậc phụ huynh hiểu rõ các vấn đề, như: xã hội đang cần những lao động như thế nào? học nghề nào phù hợp với khả năng của các em và xu thế của thời đại?...

Qua phân tích đánh giá của ngành chức năng cũng như từ thực tiễn cho thấy, nếu làm tốt công tác hướng nghiệp cho HS không chỉ giúp các trường thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, mà còn góp phần quan trọng trong việc phân luồng HS và phát triển nguồn nhân lực, phục vụ sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương. Tuy nhiên, hiện nay, bên cạnh sự vào cuộc tích cực của nhiều trường, kết quả của hoạt động này ở không ít trường vẫn còn thấp. Bởi nhận thức của HS và cả phụ huynh về nghề nghiệp, nhất là HS ở khu vực nông thôn còn hạn chế, trong khi giáo viên được giao nhiệm vụ này chưa thực sự coi trọng hoặc chưa có nhiều kiến thức, kỹ năng về hướng nghiệp. Đấy là chưa kể đến điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị hỗ trợ giảng dạy hướng nghiệp ở nhiều trường chưa bảo đảm... Điều này đòi hỏi mỗi đơn vị trường cần xác định rõ vai trò, trách nhiệm và thực hiện thường xuyên, liên tục đồng bộ các giải pháp giúp HS và phụ huynh có nhận thức đúng đắn trong việc học văn hóa, học nghề phù hợp, tránh những lãng phí về kinh tế cho gia đình và xã hội. Cùng với nhà trường, các bậc phụ huynh cũng cần chủ động tìm kiếm thông tin để phân tích, định hướng cho con em mình lựa chọn ngành nghề thích hợp để lập thân, lập nghiệp. Bên cạnh đó, ngành chức năng cũng cần quan tâm và thực thi tốt chính sách thu hút đối với HS học nghề, lao động phổ thông.

Thực tế cho thấy, những năm gần đây đã xuất hiện việc chọn nghề sau tốt nghiệp THPT theo trào lưu, không theo năng lực, nguyện vọng và điều kiện bản thân. Thực trạng này không chỉ khiến lãng phí thời gian, công sức của các em HS, tiền của gia đình mà còn gây mất cân bằng xã hội. Vì vậy, nâng cao hiệu quả công tác hướng nghiệp là điều tất yếu hiện nay. Nhiệm vụ này phải được thực hiện một cách thường xuyên, lâu dài và xuyên suốt những năm học, cấp học để các em HS có định hướng chắc chắn về ngành nghề sẽ chọn. Và quan trọng hơn hết là chính bản thân mỗi HS phải sáng suốt, đánh giá đúng năng lực, sở trường và điều kiện của mình để lựa chọn đúng ngành, đúng nghề vì tương lai của mình.

Bài và ảnh: Lê Phong



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]