(Baothanhhoa.vn) - 6 tháng đầu năm 2025, bức tranh công nghiệp Thanh Hóa tiếp tục ghi nhận nhiều điểm sáng, cho thấy nội lực tăng trưởng mạnh mẽ dù còn không ít khó khăn thách thức. Đặc biệt, việc khởi công, vận hành một loạt nhà máy sản xuất lớn đã tạo xung lực đáng kể, góp phần nâng cao năng lực sản xuất toàn ngành và củng cố vị thế công nghiệp của tỉnh.

Gia tăng năng lực từ nhà máy mới vận hành

6 tháng đầu năm 2025, bức tranh công nghiệp Thanh Hóa tiếp tục ghi nhận nhiều điểm sáng, cho thấy nội lực tăng trưởng mạnh mẽ dù còn không ít khó khăn thách thức. Đặc biệt, việc khởi công, vận hành một loạt nhà máy sản xuất lớn đã tạo xung lực đáng kể, góp phần nâng cao năng lực sản xuất toàn ngành và củng cố vị thế công nghiệp của tỉnh.

Gia tăng năng lực từ nhà máy mới vận hành

Tập kết nguyên liệu thi công Dự án số 1 - Tổ hợp hóa chất Đức Giang Nghi Sơn.

Có thể kể đến nhiều dự án công nghiệp quy mô lớn đã được khởi công và đưa vào vận hành từ đầu năm đến nay, như: Nhà máy luyện cán thép Nghi Sơn số 2, Dự án số 1 - Tổ hợp hóa chất Đức Giang Nghi Sơn, Nhà máy Dệt may Nam Ích Thái Thắng, Nhà máy sản xuất, gia công lắp đặt bộ dây điện ô tô, Cụm công nghiệp (CCN) Hợp Thắng, Nhà máy Outdoor Gear Việt Nam... Không chỉ góp phần nâng cao quy mô công nghiệp của tỉnh, các nhà máy này còn góp phần quan trọng giải quyết việc làm, tăng thu nhập và đóng góp cho thu ngân sách.

CCN Hợp Thắng được khởi công tháng 2/2025 với quy mô 70ha, tổng vốn đầu tư 525 tỷ đồng. Theo kế hoạch, dự án sẽ hoàn thiện toàn bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật vào tháng 6/2026. Theo đại diện chủ đầu tư - Công ty CP Đầu tư Trường Đại Lộc, thời điểm này, giá nguyên vật liệu đầu vào, đặc biệt là đất san lấp và cát xây dựng tăng cao đã ảnh hưởng đáng kể đến tiến độ và chi phí triển khai. Tuy nhiên, doanh nghiệp đã chủ động nhiều giải pháp ứng phó như chủ động tích trữ toàn bộ vật liệu cần thiết ngay trong CCN, tập trung tối đa nguồn nhân lực, phương tiện để thi công liên tục. “Chúng tôi quyết tâm hoàn thành dự án vượt tiến độ, với dự kiến sẽ nghiệm thu, đưa hạ tầng CCN vào khai thác ngay trong quý III/2025 - sớm gần một năm so với tiến độ phê duyệt”, ông Trần Văn Hệ, Tổng Giám đốc Công ty CP Đầu tư Trường Đại Lộc, cho biết.

Tại các khu công nghiệp (KCN) như KCN Hoàng Long và KCN Lễ Môn, một số nhà máy sản xuất linh kiện điện tử, thiết bị cơ khí, may mặc xuất khẩu cũng đã đi vào hoạt động ổn định, giải quyết hàng nghìn việc làm và đóng góp đáng kể vào sản lượng công nghiệp của tỉnh. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nông thôn cũng có sự chuyển biến tích cực. Nhiều cơ sở tiểu thủ công nghiệp đã đầu tư đổi mới công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất, tiêu biểu như: sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ, chế biến lâm sản, sản xuất hàng may thủ công được mở rộng.

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) toàn tỉnh trong 6 tháng đầu năm 2025 tăng 15% so với cùng kỳ. Đây là mức tăng ấn tượng trong bối cảnh chi phí đầu vào, thị trường tiêu thụ và nguồn vốn đầu tư vẫn còn nhiều biến động. Theo đại diện Sở Công Thương, tăng trưởng của ngành công nghiệp được thúc đẩy chính nhờ sự phục hồi của nhiều ngành hàng chủ lực, với sự tham gia của các nhà máy mới trong ngành vận hành. Trong số 16 sản phẩm công nghiệp chính, có 8 sản phẩm ghi nhận sản lượng tăng cao so với cùng kỳ. Đáng chú ý, giày thể thao tăng 41,6%; đường kết tinh tăng 35,8%; quần áo may sẵn tăng 26,8%; thép các loại tăng 21,3%...

Bên cạnh các KCN tập trung, hoạt động khuyến công tại các địa phương cũng được triển khai hiệu quả, tạo nền tảng vững chắc để phát triển công nghiệp nông thôn. Các chương trình hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến, đào tạo nghề và xúc tiến thương mại đã giúp nhiều cơ sở sản xuất ổn định đầu ra, nâng cao năng lực cạnh tranh. Trung tâm Xúc tiến công thương Thanh Hóa cho biết, từ nay đến cuối năm sẽ tiếp tục đẩy mạnh các chương trình khuyến công địa phương gắn với nhu cầu thực tiễn, đặc biệt tập trung vào các sản phẩm thế mạnh như: sản phẩm gỗ, dược liệu, nông sản chế biến, hàng thủ công mỹ nghệ... hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất.

Hiện nay, ngành công thương đang tăng cường chỉ đạo nắm bắt tình hình hoạt động, kịp thời hỗ trợ giải quyết khó khăn, vướng mắc, tạo mọi điều kiện để các doanh nghiệp sản xuất, tiêu thụ sản phẩm ổn định, nhất là các sản phẩm có khả năng gia tăng sản lượng, phát huy tối đa công suất để bù đắp phần thiếu hụt giá trị sản xuất công nghiệp cho các sản phẩm có sản lượng giảm. Bên cạnh đó, đơn vị tập trung tham mưu cho tỉnh chỉ đạo giải quyết khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án sản xuất công nghiệp, các dự án đầu tư kinh doanh hạ tầng CCN đã được đưa vào quy hoạch nhưng chưa thu hút được nhà đầu tư. Song song với đó, tỉnh cũng đang tập trung tháo gỡ “điểm nghẽn” về hạ tầng, đất đai, thủ tục đầu tư... để thu hút các dự án công nghiệp sạch, công nghệ cao, góp phần nâng tầm vị thế công nghiệp Thanh Hóa trong chuỗi giá trị sản xuất khu vực.

Bài và ảnh: Tùng Lâm



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]