Việc đặt ra quy định giới hạn mới với hoạt động nhập khẩu dầu mỏ và khí đốt cũng là một phần của đạo luật đầu tiên tại EU nhằm cắt giảm lượng khí thải methane.

EU thông qua luật hạn chế khí thải methane từ dầu mỏ, khí đốt và than đá

Việc đặt ra quy định giới hạn mới với hoạt động nhập khẩu dầu mỏ và khí đốt cũng là một phần của đạo luật đầu tiên tại EU nhằm cắt giảm lượng khí thải methane.

EU thông qua luật hạn chế khí thải methane từ dầu mỏ, khí đốt và than đá Khí methane là thành phần chính của khí tự nhiên và cũng là nhân tố lớn thứ hai gây ra biến đổi khí hậu, sau CO2. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Ngày 10/4, các nhà lập pháp Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua luật đặt ra giới hạn phát thải khí methane đối với hoạt động nhập khẩu dầu và khí đốt vào châu Âu từ năm 2030, gia tăng áp lực buộc các nhà cung cấp quốc tế phải kiểm soát rò rỉ loại khí thải gây hiệu ứng nhà kính mạnh hơn cả CO2 này.

Khí methane là thành phần chính của khí tự nhiên và cũng là nhân tố lớn thứ hai gây ra biến đổi khí hậu, sau CO2.

Trong ngắn hạn, loại khí thải này có tác động làm ấm lên cao hơn nhiều so với CO2.

Việc nhanh chóng cắt giảm lượng khí thải methane trong thập niên này là rất quan trọng nếu thế giới muốn tránh biến đổi khí hậu nghiêm trọng.

Việc đặt ra quy định giới hạn mới với hoạt động nhập khẩu dầu mỏ và khí đốt cũng là một phần của đạo luật đầu tiên tại EU nhằm cắt giảm lượng khí thải methane, bao gồm lượng khí thải methane trực tiếp từ các ngành dầu mỏ, khí hóa thạch và than đá cũng như từ khí methane sinh học khi được bơm vào mạng lưới khí đốt.

Đối với ngành dầu mỏ và khí đốt, các đơn vị khai thác phải phát hiện và sửa chữa rò rỉ khí methane.

Các hãng phải nộp chương trình phát hiện và sửa chữa rò rỉ khí methane cho các cơ quan quản lý quốc gia trong vòng 9 tháng kể từ ngày quy định có hiệu lực, thực hiện khảo sát phát hiện và sửa chữa rò rỉ lần đầu tại các địa điểm hiện có trong vòng 12 tháng.

Với than đá, các nước EU phải liên tục đánh giá và báo cáo lượng khí thải methane từ việc vận hành các mỏ dưới lòng đất và từ các mỏ trên mặt đất.

Ngoài ra, các nước sẽ phải thiết lập một bản kiểm kê công khai các mỏ đã đóng cửa hoặc bỏ hoang trong 70 năm qua và đo lượng khí thải từ các mỏ, ngoại trừ các mỏ đã bị ngập lụt hơn 10 năm.

Do nhập khẩu chiếm hơn 80% lượng dầu và khí đốt tiêu thụ ở EU nên các nhà lập pháp cũng nhất trí đặt ra các yêu cầu đối với dầu, khí đốt và than nhập khẩu. Kể từ ngày 1/1/ 2027, các nhà nhập khẩu sẽ phải đáp ứng các yêu cầu về giám sát, báo cáo và xác minh tương ứng ở cấp độ sản xuất.

Ủy ban châu Âu (EC) có nhiệm vụ tạo ra một đạo luật được ủy quyền trong vòng 3 năm sau khi quy định mới có hiệu lực để phân loại các mức cường độ khí methane đối với mặt hàng dầu thô, khí tự nhiên và than đưa vào thị trường EU ở cấp độ nhà sản xuất hoặc công ty.

Từ năm 2030, các nước EU sẽ áp đặt các giới hạn về “giá trị cường độ khí methane” đối với các nhà sản xuất xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch sang EU. Quy định này có khả năng tác động đến các nhà cung cấp khí đốt lớn từ Mỹ, Algeria và Nga.

Luật mới cần được Hội đồng châu Âu chính thức thông qua trước khi đăng công khai trên Công báo chính thức EU và có hiệu lực sau đó 20 ngày./.

Theo TTXVN



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]