Đừng để lòng tham núp bóng lòng thành
Tôi cứ ám ảnh mãi về những thứ được gọi là lòng thành, phải từ mươi lăm năm trước. Tôi cứ hy vọng rằng cuộc sống phát triển, mọi thứ trở nên tường minh, cùng với đó công tác tuyên truyền tốt hơn, nhận thức của người dân rồi sẽ thay đổi. Nhưng hy vọng ấy vẫn chỉ là điều rất hão huyền.
Ảnh minh họa.
Hồi nhỏ nhà tôi ở gần chùa, mỗi ngày rằm, mùng 1, mẹ dắt tôi lên chùa lễ Phật. Mẹ cũng giống những người trong làng, lên chùa chỉ khấn nguyện cầu mong bình an. Mẹ và nhiều người được sư thầy thuyết giảng rằng, Phật chỉ có thể đem đến cho con người tâm an lành, chứ không thể đáp ứng được sự phú quý hay chức quyền, nên lên chùa mà đặt vấn đề cầu xin vật chất, danh vọng, là yêu cầu quá mức, thiếu tôn trọng. Những người làng lên chùa bằng cái tâm, có hoa trái trong vườn nhà thường hái lên chùa dâng Phật. Họ cũng chỉ mong rằng sau khi lên chùa tâm sẽ an, sức khỏe tốt hơn, tư tưởng được giải phóng.
Cuộc sống thay đổi khiến người ta nghĩ ra nhiều thứ không phù hợp với giáo lý nhà Phật, thậm chí có những thứ được xem là rất thực dụng, xa lạ với đời sống tâm linh truyền thống. Nhưng bởi khát vọng của nhiều người quá lớn, nên họ dễ dàng tiếp nhận điều đó, và xem như một cách để biểu đạt nguyện vọng của mình với Phật.
Mấy ngày đầu xuân vừa rồi khi lên chùa, cả những lúc xếp hàng chờ xin chữ tôi thấy có người vừa sì sụp vái lạy Phật vừa bày ra trước mặt mình cả trang giấy liệt kê tên tuổi người xin và danh mục xin. Có người cùng lúc xin rất nhiều chữ. Từ chữ phúc, chữ lộc, chữ thọ, chữ phú, chữ quý... đều được xin và nâng niu đem về nhà.
Người xin tài lộc, công danh ở chùa hay xin chữ ở những không gian cho chữ đầu xuân thường tỏ bầy đó là lòng thành của mình. Thế nhưng cá nhân tôi vẫn cho rằng, cái được gọi là “lòng thành” ấy không thể che hết “lòng tham” của họ.
Tôi luôn nghĩ đến lời dạy của sư thầy ở ngôi chùa làng xưa rằng, khi lên chùa cốt yếu phải bằng cái tâm, không tham lam, việc khấn nguyện điều gì cũng phải thực tế, chứ không làm khó Phật, cũng chính là gieo sự hoang tưởng cho mình.
Tôi biết rằng ai rồi cũng thế, đều mong sự giàu sang, phú quý, có vị trí xã hội, nhưng trên hết phải bằng thực lực, sự phấn đấu bản thân, chứ không thể chỉ bằng thứ được gọi là “lòng thành” qua những chữ viết trên giấy. Dĩ nhiên, xin chữ đầu xuân nếu thành tâm cũng có thể xem là một mục tiêu để người xin khắc ghi phấn đấu. Tôi chưa bao giờ xin quá một chữ mỗi dịp đầu xuân. Năm thì xin chữ phúc, năm xin chữ hạnh, năm xin chữ an. Bởi có phúc rồi sẽ có mọi thứ; xin chữ hạnh là mong cầu sự may mắn đến với mình. An bình, may mắn, hạnh phúc rồi sẽ có mọi thứ. Sẽ chẳng có ai làm thay đổi được lòng người bằng chính nhận thức của con người. Chịu khó lắng nghe, tìm hiểu, sẽ ngộ ra, sẽ diệt được dục tâm, hành động ắt sẽ thay đổi.
Hạnh Nhiên
{name} - {time}
-
2024-12-13 19:56:00
Như thế nào là “lấy công làm lãi”?
-
2024-12-13 19:00:00
[E-Magazine] - Chỉ muốn thấy mình trong sâu thẳm của thời gian
-
2024-02-17 12:02:00
Dâng hương tại đền thờ Trung túc vương Lê Lai
Lễ Khai mạc Năm Du lịch Quốc gia - Điện Biên Phủ và Lễ hội Hoa Ban năm 2024 sẽ có nhiều hoạt động đặc sắc
Đầu xuân về miền tâm linh
Trăm năm ngày sinh nhà thơ Minh Hiệu: Nghĩ về nhân cách nhà văn
Nhiều khu du lịch bùng nổ du khách đầu xuân Giáp Thìn
Ảnh đẹp siêu thực của núi Bà Đen được truyền thông quốc tế ca ngợi
Hôm nay (15/2 - mùng 6 tháng Giêng) khai hội chùa Hương
Hà Trung tăng cường quản lý lễ hội đầu năm
Nét đẹp lễ hội đầu xuân
[Podcast] - Tản văn: Tháng giêng gõ cửa