Đừng để lòng nhân ái bị tổn thương
Hồi còn ở làng, tôi nhớ có một người tên Bảy thường xuyên trộm cắp và gây sự. Dưới con mắt của người làng khi ấy, Bảy chả ra gì.
Rồi Bảy biến mất khoảng mươi năm, sau đó về làng với dáng bộ giàu sang. Người thì bảo Bảy là giám đốc, người thì bảo Bảy lấy được vợ giàu trong Nam.
Việc Bảy làm đầu tiên khi về làng là mở tiệc mời người làng và cả một số lãnh đạo xã. Tư thế của Bảy giờ đã khác, trong tiệc rượu có lãnh đạo xã còn rất long trọng báo cáo anh Bảy...
Sau đó Bảy còn tài trợ làm nhà mẫu giáo cho làng. Công trình hoàn thành được gắn biển tên nhà tài trợ. Những lần làng có việc cần huy động tiền, cái tên của Bảy lại xuất hiện đầu tiên trong danh sách. Một số lần còn được bác trưởng làng đọc trên loa bằng câu trịnh trọng: Đặc biệt biết ơn anh Lê Văn Bảy đã ủng hộ số tiền...
Nhiều người làng khi ấy cũng ủng hộ tiền. Chỉ khác với Bảy, số tiền ủng hộ của họ nhỏ hơn nhiều. Thế nhưng ai cũng biết một đồng tiền ủng hộ của họ có giá trị rất lớn bởi họ đã phải cắt giảm chi tiêu khác. Đồng tiền ấy ngoài giá trị vật chất, còn là tấm lòng. Nhưng hết lần này tới lần khác, đều phải xếp ở những dòng sau, câu đọc sau, bởi trước đó đã có cái tên Lê Văn Bảy rồi. Thậm chí có tên người ủng hộ còn bị bỏ quên. Đến khi người làng nhận tin Bảy bị bắt do buôn gian bán lận gì đó, việc đầu tiên bác trưởng làng làm là tháo tấm biển gắn tên Lê Văn Bảy ở khu mẫu giáo. Bác còn nói rằng: Cái thằng Bảy, đến chết cũng không chừa thói trộm cắp, lừa đảo.
Câu chuyện về Bảy cho thấy đồng tiền có tầm ảnh hưởng thế nào. Đồng tiền quan trọng, nhưng nguồn gốc, tâm thế, văn hóa người sử dụng và thụ hưởng đồng tiền còn quan trọng hơn. Nếu hồi ấy bác trưởng làng nhìn nhận về đồng tiền của Bảy một cách thận trọng, thì đâu đến mức phải đính chính những lời nói của mình sau này.
Mấy hôm trước, đi qua những chiếc loa phố, lọt vào tai tôi là tên người ủng hộ tiền để khắc phục hậu quả thiên tai. Có những chiếc loa phát đi thông tin rất vô tư, chân thành theo thứ tự địa chỉ hoặc theo thời gian ủng hộ. Nhưng cũng có những chiếc loa phát đi thông tin khiến người nghe phải suy nghĩ. Ví dụ như có thông báo rằng: Trước tiên, xin nhiệt liệt biểu dương những gia đình có số tiền ủng hộ lớn... Tiếp đó số tiền nhỏ dần. Thông tin như thế chẳng lẽ người ủng số tiền nhỏ thì không được biểu dương hay sao? Mới đây, một trường học còn ứng xử rất thiếu công bằng khi chỉ khen những học sinh ủng hộ từ 100.000 đồng trở lên. Với học sinh, các em đã làm ra tiền đâu, vài chục nghìn hay vài nghìn các em ủng hộ cũng quý rồi, bởi đó là tiền tiết kiệm ăn sáng, tiết kiệm vé xe... Lòng nhân ái xuất phát từ tâm, khả năng thực của mỗi người. Những cách ứng xử như thế chẳng khác nào phân loại lòng nhân ái, và tiêu chí để quyết định là mệnh giá đồng tiền.
Sẽ còn nhiều việc chúng ta cần đến lòng nhân ái. Vậy nên xin đừng để lòng nhân ái bị tổn thương.
Hạnh Nhiên
{name} - {time}
-
2024-12-15 14:10:00
Phát huy vai trò nhân sĩ, trí thức trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số
-
2024-12-15 13:46:00
Gieo mầm tri thức nơi biên cương
-
2024-09-28 07:53:00
Công bố tình huống khẩn cấp sạt lở bờ suối Cái tại thôn Quang Trung, xã Lương Trung, huyện Bá Thước
Chấn chỉnh việc xác nhận thời gian thực hành chuyên môn về dược
Sạt lở nghiêm trọng bờ hữu sông Âm
Quan Sơn tập trung ổn định đời sống người dân bản Cha Khót sau mưa bão
Tuổi trẻ huyện Thọ Xuân hưởng ứng Cuộc vận động “Tự hào một dải non sông”
Hội thảo “Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi”
Chủ động khơi thông dòng chảy bảo đảm tiêu thoát lũ
Động lực, niềm tin để tái thiết vùng lũ
Truyền thông sự kiện “Thanh Sơn ngày mới”
Trao tặng xe đạp cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn