Xây dựng đền Bà Triệu trở thành điểm đến du lịch văn hóa hấp dẫn
Hội nghị là cơ sở để Trung tâm Nghiên cứu lịch sử và Bảo tồn Di sản Văn hóa tiếp tục hoàn thiện bài thuyết minh cho tour du lịch kết nối đền Bà Triệu với các di tích phụ cận và nội tỉnh. Cùng với đó, đội ngũ hướng dẫn viên tại đền Bà Triệu trau dồi thêm kiến thức, trao đổi kinh nghiệm trong quá trình đón tiếp, phục vụ khách du lịch.
Toàn cảnh hội nghị.
Sáng 25/11, Trung tâm Nghiên cứu lịch sử và Bảo tồn Di sản Văn hóa đã tổ chức hội nghị góp ý, thẩm định, hoàn thiện bài thuyết minh cho tour du lịch kết nối đền Bà Triệu với các di tích phụ cận và nội tỉnh; tập huấn, bồi dưỡng cho hướng dẫn viên du lịch tại đền bà Triệu (Hậu Lộc).
Tham dự hội nghị có đại diện Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh; các chuyên gia lĩnh vực văn hóa, lịch sử, du lịch và doanh nghiệp du lịch lữ hành trên địa bàn tỉnh.
Các đại biểu tham dự hội nghị.
Khu Di tích lịch sử văn hóa và kiến trúc nghệ thuật Bà Triệu (xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc) là sự kết hợp giữa các công trình kiến trúc nghệ thuật có giá trị thẩm mỹ đặc sắc, với cảnh quan thiên nhiên hài hòa, tươi đẹp. Quần thể này bao gồm các hạng mục, công trình liên quan đến cuộc khởi nghĩa Bà Triệu và nơi thờ tự Bà, bao gồm: Đền Bà Triệu; lăng mộ Bà Triệu; mộ ba ông tướng họ Lý; miếu Bàn Thề; đình làng Phú Điền và đền Đệ Tứ. Toàn bộ quần thể di tích được quy hoạch trên diện tích 3,8 ha, trong đó công trình nổi bật là đền Bà Triệu.
Đại diện Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình bày các tour du lịch kết nối đền Bà Triệu và các điểm đến.
Tại hội nghị, đại diện Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã trình bày 4 tour du lịch gồm: Oanh liệt khúc tráng ca (Đền Bà Triệu - Đình làng Phú Điền - Lăng ba viên tướng họ Lý và lăng Vua Bà - Miếu Bàn Thề; Hậu Lộc - Linh thiêng miền di sản 1 (Đền Bà Triệu - Đình làng Phú Điền - Lăng ba viên tướng họ Lý và lăng Vua Bà - Cụm di tích thắng cảnh Phong Mục); Hậu Lộc - Linh thiêng miền di sản 2 (Đền Bà Triệu - Cụm di tích thắng cảnh Phong Mục - Chùa Vích - Di tích Diêm Phố - Nghinh môn triều Lý và đền thờ Hoàng Thái hậu triều Lý); Kết nối di sản xứ Thanh (Đền Bà Triệu - Chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh - Làng cổ Đông Sơn).
Ông Phạm Đức Trí, Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại và Du lịch tỉnh Thanh Hoá phát biểu ý kiến tại hội nghị.
TS. Nguyễn Việt Hoàng, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch đóng góp ý kiến tại hội nghị.
TS. Nguyễn Thành Nam, Trường Đại học Văn hoá Hà Nội phát biểu ý kiến tại hội nghị.
Thảo luận tại hội nghị, các đại biểu cơ bản thống nhất với nội dung 4 tour du lịch mà đại diện Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình bày.
Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng, để tour du lịch trở nên hấp dẫn, đa dạng đối tượng khách du lịch và làm nổi bật giá trị di sản cần khai thác thêm các điểm đến khác trên địa bàn huyện và nội tỉnh. Cùng với đó, tên gọi cho từng tour cần được nghiên cứu phù hợp hơn với hành trình kết nối và ý nghĩa của các điểm đến, đáp ứng các tiêu chí: dễ hiểu, hay, hấp dẫn.
Nội dung mỗi bài thuyết minh cần chú trọng chuẩn hóa các thuật ngữ về di sản văn hóa. Ngoài ra, cả 4 tour du lịch mới chỉ dừng lại ở tham quan, khám phá điểm đến sẽ rất khó thu hút du khách. Do đó, cần hướng tới mục tiêu kết nối với các làng nghề truyền thống, lồng ghép các hoạt động trải nghiệm nhằm góp phần tăng thêm thu nhập cho người dân địa phương và gia tăng giá trị điểm đến của mỗi tour tham quan.
Bà Lê Thị Hải Anh, Giám đốc Công ty CP Quốc tế Du lịch xanh (TP Thanh Hoá) phát biểu thảo luận tại hội nghị.
Về phía các doanh nghiệp lữ hành cho rằng, việc kết nối đền Bà Triệu với các điểm đến khác cần có sự chọn lọc nhằm đáp ứng đúng và trúng nhu cầu của khách du lịch. Đồng thời đề nghị Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần đổi mới, đa dạng hoạt động khai thác, kết nối tuyến, điểm làm cơ sở để doanh nghiệp lữ hành đưa vào chương trình phục vụ khách du lịch. Đối với nội dung các bài thuyết minh cần có điểm nhấn, làm nổi bật giá trị lịch sử văn hóa và kiến trúc nghệ thuật đền Bà Triệu, đồng thời khẳng định thêm sức hấp dẫn của điểm đến.
PGS.TS Nguyễn Thị Thục, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hoá, Thể thao và Du lịch phát biểu kết luận hội nghị.
Phát biểu kết luận hội nghị, PGS.TS Nguyễn Thị Thục, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch cảm ơn những ý kiến đóng góp của các cơ quan quản lý Nhà nước, chuyên gia, nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa, du lịch, và đại diện các doanh nghiệp lữ hành. Đây là cơ sở để Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoàn thiện nội dung các bài thuyết minh và tour du lịch kết nối đền Bà Triệu với các điểm đến, đảm bảo nội dung thuyết minh đạt chuẩn và đáp ứng nhu cầu khai thác, phát triển du lịch.
Toàn cảnh lễ khai giảng lớp tập huấn, bồi dưỡng cho hướng dẫn viên tại khu di tích Bà Triệu.
Ngay sau hội nghị góp ý, thẩm định, hoàn thiện bài thuyết minh cho tour du lịch kết nối đền Bà Triệu với các điểm đến khác, Trung tâm Nghiên cứu lịch sử và Bảo tồn Di sản Văn hóa đã tổ chức khai giảng lớp tập huấn, bồi dưỡng cho hướng dẫn viên du lịch tại khu di tích Bà Triệu.
Theo kế hoạch, chương trình tập huấn sẽ diễn ra từ ngày 25/11 đến ngày 3/12/2023, do các giảng viên đến từ Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch trực tiếp giảng dạy.
Hoài Anh
- 2024-11-08 14:40:00
Thu hút khách từ thị trường các tỉnh Tây Bắc đến với Thanh Hóa bằng lợi thế và sự khác biệt
- 2024-11-08 11:41:00
Nhiều điểm du lịch tâm linh tạo sức hút du khách
- 2023-11-22 15:00:00
Gợi ý 5 địa điểm bán bánh lọc Huế thơm ngon, chuẩn vị tại Thanh Hóa
Nếp hạt cau Pù Luông
Phường Trung Sơn quyết tâm xây dựng đô thị du lịch văn minh, hiện đại
Những ngày đầu đông nơi núi rừng Pù Luông
Bangkok nằm trong tốp 10 thành phố du lịch được tìm kiếm nhiều nhất năm 2023
Đổi mới để thu hút khách MICE dịp cuối năm
Du lịch “làng trong phố” bao giờ cất cánh?
Khảo sát, học tập các mô hình du lịch tiêu biểu tại huyện Mộc Châu
Đảm bảo an toàn thực phẩm tại các khu du lịch cộng đồng
Đưa các tỉnh Tây Bắc trở thành thị trường quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn của du lịch Thanh Hóa