(Baothanhhoa.vn) - Tạo môi trường kinh doanh an toàn, lành mạnh, công bằng và thuận lợi cho doanh nghiệp. Đây vừa là nhiệm vụ vừa là yêu cầu đặt ra trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội hiện nay. Điều này càng đúng với lĩnh vực du lịch, khi ngành “công nghiệp không khói” vốn đã được định hướng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tạo dựng môi trường đầu tư kinh doanh du lịch an toàn, lành mạnh: Cần sự vào cuộc trách nhiệm

Tạo môi trường kinh doanh an toàn, lành mạnh, công bằng và thuận lợi cho doanh nghiệp. Đây vừa là nhiệm vụ vừa là yêu cầu đặt ra trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội hiện nay. Điều này càng đúng với lĩnh vực du lịch, khi ngành “công nghiệp không khói” vốn đã được định hướng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam.

Tạo dựng môi trường đầu tư kinh doanh du lịch an toàn, lành mạnh: Cần sự vào cuộc trách nhiệm

Đoàn Famtrip doanh nghiệp du lịch các tỉnh Đông Bắc Thái Lan khảo sát một số điểm đến của Thanh Hóa.

Sự chuyển mình mạnh mẽ của du lịch Việt Nam trong hơn 2 thập kỷ qua, đã đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đồng thời, tác động tích cực đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cũng như góp phần quảng bá rộng rãi hình ảnh đất nước và con người Việt Nam ra thế giới. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Du lịch, chỉ tính riêng năm 2019, Việt Nam đã đón được trên 18 triệu lượt khách quốc tế (tăng 16,2% so với năm 2018) và phục vụ 85 triệu lượt khách nội địa. Tổng thu đạt khoảng 720.000 tỷ đồng. Với kết quả này, Việt Nam được đánh giá là một trong 10 quốc gia có mức tăng trưởng du lịch nhanh nhất thế giới.

Những con số tăng trưởng du lịch “thần kỳ” trên là một minh chứng cho sự định hướng đúng đắn, thông qua các cơ chế chính sách đầu tư phát triển du lịch của Đảng và Nhà nước ta những năm qua. Đặc biệt là việc tạo dựng môi trường đầu tư kinh doanh du lịch an toàn, lành mạnh, hấp dẫn được xem là một trong những ưu tiên hàng đầu. Cụ thể là việc rà soát các quy định pháp luật về du lịch và dịch vụ liên quan; bãi bỏ hoặc kiến nghị bãi bỏ các quy định không hợp lý, không còn phù hợp; cải cách mạnh mẽ các thủ tục hành chính; cải thiện hơn quyền tự do kinh doanh, tăng mức độ an toàn và giảm chi phí kinh doanh... Từ đó, khuyến khích các doanh nghiệp du lịch quy mô lớn, có thương hiệu trong và ngoài nước, từng bước phát triển thành lực lượng nòng cốt, giữ vai trò định hướng phát triển sản phẩm, thị trường du lịch, đặc biệt là đầu tư phát triển các dòng sản phẩm du lịch cao cấp, có giá trị cao. Đồng thời, từng bước tạo dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh, nhằm tạo sân chơi lớn cho các nhà đầu tư và các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch chuyên nghiệp, có năng lực cạnh tranh cao, đáp ứng yêu cầu của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Ngoài ra, các chính sách cũng hướng đến đối tượng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ gia đình, nhằm tăng cường tính kết nối trong chuỗi giá trị du lịch.

Mặc dù vậy, do đặc thù ngành du lịch mang đậm nét tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao. Cho nên, việc tạo dựng môi trường đầu tư kinh doanh du lịch thuận lợi và lành mạnh, tạo động lực cho các doanh nghiệp đầu tư phát triển, hiện cũng gặp không ít khó khăn. Đó là hệ thống chính sách và các cơ chế đặc thù cho ngành du lịch còn thiếu, gây ảnh hưởng đến cạnh tranh điểm đến. Đó là vai trò và sự chủ động của các doanh nghiệp du lịch trong công tác phát triển thị trường, xây dựng sản phẩm, ít nhiều còn bị hạn chế. Trong khi, việc hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp du lịch, nhằm đẩy mạnh các hoạt động kích cầu du lịch, có lúc có nơi còn chưa kịp thời và thỏa đáng. Việc kiểm soát chất lượng dịch vụ du lịch tại các đơn vị lữ hành, các đơn vị vận chuyển du lịch, nhà hàng, khu, điểm du lịch, khu mua sắm đạt chuẩn, vẫn còn gặp không ít khó khăn. Công tác kiểm tra, xử lý hoạt động kinh doanh lữ hành trái phép, chưa thực sự triệt để. Việc bảo đảm an ninh, an toàn, cải thiện môi trường du lịch, gồm cả môi trường tự nhiên và môi trường xã hội, vẫn còn hạn chế...

Thanh Hóa là địa phương đang nắm giữ nguồn tài nguyên đa dạng, phong phú và nhiều lợi thế để phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Đó là hệ thống hạ tầng giao thông, viễn thông, công nghệ tương đối phát triển; là cơ sở vật chất du lịch được đầu tư ngày càng hoàn thiện và chất lượng; là các bãi biển nổi tiếng bậc nhất của miền Bắc như Sầm Sơn, Hải Hòa, Hải Tiến; là hệ thống vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên dày đặc; là hơn nghìn di sản văn hóa giàu giá trị... Xuất phát từ cơ sở đó, trong Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Thanh Hóa được xác định giữ vị trí quan trọng trong tổng thể phát triển du lịch vùng Bắc Trung bộ nói riêng và cả nước nói chung. Đồng thời, những lợi thế so sánh cũng là cơ sở để Thanh Hóa thu hút các nhà đầu tư, cũng như tạo đà cho sự chuyển biến cả về chiều rộng và chiều sâu trong chất lượng dịch vụ du lịch. Chỉ tính riêng giai đoạn 2016-2020, Thanh Hóa đã thu hút được 28 dự án đầu tư kinh doanh du lịch, với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 77.614 tỷ đồng.

Mặc dù vậy, những kết quả đạt được về lượng khách hay doanh thu du lịch, hiện vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế sẵn có của địa phương. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có một phần nguyên nhân từ sự tác động của môi trường đầu tư kinh doanh du lịch. Đó là nhiều dự án đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất thiết yếu hay các dự án đầu tư kinh doanh du lịch (lưu trú, nhà hàng, khu du lịch...) triển khai còn chậm, hoặc được đầu tư nhưng chưa đáp ứng nhu cầu phát triển. Bên cạnh đó, công tác quy hoạch và quản lý thực hiện các quy hoạch du lịch còn bất cập; chất lượng và số lượng các dịch vụ du lịch vẫn còn khá nghèo nàn, chưa tạo được sức hấp dẫn để thu hút và giữ chân du khách...

Những bất cập trong quá trình tạo dựng môi trường đầu tư kinh doanh lành mạnh mà du lịch Thanh Hóa đang phải đối mặt, cũng là “điểm nghẽn” của du lịch Việt Nam hiện nay. Đứng trước thực tế đó, việc nâng cao năng lực cạnh tranh ngành du lịch, nhằm sớm đưa du lịch từng bước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, là nhiệm vụ quan trọng đã, đang và sẽ còn đặt ra cho các cấp, các bộ ngành và các địa phương trọng điểm du lịch, trong đó có Thanh Hóa. Tại nhiều diễn đàn quan trọng, người đứng đầu Chính phủ đã hơn một lần nhấn mạnh thông điệp “Chính phủ kiến tạo”. “Chính phủ kiến tạo” hiểu một cách đơn giản nhất là chính phủ chủ động thiết kế ra một hệ thống pháp luật tốt, những chính sách tốt, thể chế tốt để nuôi dưỡng nền kinh tế. Theo đó, để xây dựng “Chính phủ kiến tạo” trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước, trước hết cần kiến tạo môi trường kinh doanh công bằng, thân thiện, thượng tôn pháp luật và tạo sự chuyển biến trong thực thi công vụ.

Trong lĩnh vực du lịch, để tạo dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, trước hết phải đẩy mạnh cải cách hành chính và tăng cường vai trò quản lý nhà nước về du lịch. Tạo lập môi trường thông tin thuận lợi, lành mạnh, trung thực, giúp các doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc tiếp cận thông tin làm cơ sở cho việc đầu tư kinh doanh. Cùng với đó, tổ chức đối thoại giữa cơ quan quản lý nhà nước với doanh nghiệp, nhằm nắm bắt và xử lý kịp thời các nhu cầu, nguyện vọng, vướng mắc liên quan đến doanh nghiệp và du lịch. Đồng thời, thông qua việc tiếp thu các ý kiến phản hồi từ phía doanh nghiệp về cơ chế chính sách, góp phần tạo ra một hệ sinh thái dưỡng nghiệp hiệu quả. Ngoài ra, các ngành, địa phương cũng cần quan tâm hỗ trợ, nâng cao vai trò của các hiệp hội du lịch, hội lữ hành, hội khách sạn, câu lạc bộ hướng dẫn viên... cũng là một giải pháp quan trọng.

Cần nhấn mạnh rằng, bên cạnh vai trò đầu tàu của Chính phủ, các bộ, ngành, cấp ủy và chính quyền các địa phương; không thể không nhấn mạnh đến vai trò của chính các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh và mỗi người dân. Cơ chế chính sách đúng đắn, phù hợp phải được thực thi hiệu quả, nghiêm túc và trách nhiệm. Đó mới là điều kiện “cần” và “đủ” để tạo lập nên môi trường đầu tư kinh doanh lành mạnh, an toàn, hiệu quả và hấp dẫn.

Bài và ảnh: Hoàng Xuân


Bài Và Ảnh: Hoàng Xuân

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]