(Baothanhhoa.vn) - Nhiều chuyên gia du lịch cho rằng, sản phẩm du lịch biển của Thanh Hóa có nhiều tiềm năng để vươn lên trở thành một trong những sản phẩm du lịch hấp dẫn và có vị thế cạnh tranh cao so với các điểm đến trong nước và một số nước trong khu vực. Tuy nhiên, để làm được điều này, sản phẩm du lịch biển xứ Thanh cần được nâng tầm giá trị, chất lượng sản phẩm, lấy đó làm cơ sở để đẩy mặt bằng giá dịch vụ và tăng khả năng chi tiêu của du khách, đặc biệt là hướng tới dòng khách MICE, khách quốc tế có khả năng chi trả cao.

Kinh nghiệm xây dựng và phát triển du lịch biển ở tỉnh Thanh Hóa

Nhiều chuyên gia du lịch cho rằng, sản phẩm du lịch biển của Thanh Hóa có nhiều tiềm năng để vươn lên trở thành một trong những sản phẩm du lịch hấp dẫn và có vị thế cạnh tranh cao so với các điểm đến trong nước và một số nước trong khu vực. Tuy nhiên, để làm được điều này, sản phẩm du lịch biển xứ Thanh cần được nâng tầm giá trị, chất lượng sản phẩm, lấy đó làm cơ sở để đẩy mặt bằng giá dịch vụ và tăng khả năng chi tiêu của du khách, đặc biệt là hướng tới dòng khách MICE, khách quốc tế có khả năng chi trả cao.

Kinh nghiệm xây dựng và phát triển du lịch biển ở tỉnh Thanh Hóa

Thanh Hoá nằm ở cực Bắc của Miền Trung, cách Thủ đô Hà Nội 150 km về phía Nam. Phía Bắc giáp với ba tỉnh Sơn La, Hoà Bình và Ninh Bình, phía Nam giáp tỉnh Nghệ An, phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn nước CHDCND Lào, phía Đông là Vịnh Bắc Bộ. Với diện tích tự nhiên 11.114,65 km2, dân số khoảng 3,7 triệu người. Thanh Hóa là một tỉnh ven biển, có bờ biển dài 102km và vùng lãnh hải rộng 17.000 km2. Có nhiều bãi biển đẹp để phát triển du lịch. Có các cảng biển, đặc biệt là Cảng Nước sâu Nghi Sơn thuận lợi cho phát triển logictics và dịch vụ cảng biển. Dọc bờ biển có 5 cửa lạch lớn, cùng với các đảo gần, thuận lợi cho phát triển nghề thủy hải sản.

Với những lợi thế sẵn có về bờ biển, du lịch biển là một trong những thế mạnh của tỉnh Thanh Hóa. Dải đất ven biển tỉnh Thanh Hóa tương đối bằng phẳng, cảnh quan đẹp và đa dạng, nhiều nới có các triền phi lao xanh mát, giữ được vẻ đẹp hoang sơ, thơ mộng. Khu vực bãi biển nằm trong vùng biển có làn nước xanh quanh năm gắn với các cung bờ cát là các bãi cát trắng trải dài và đẹp. Chỉ với 102km bờ biển, nhưng Thanh Hóa có tới 9 bãi biển[1]. Trong đó có các bãi biển nổi tiếng như bãi biển Sầm Sơn, bãi biển Hải Tiến, bãi biển Hải Hòa... Án ngữ ngoài khơi là các đảo và quần đảo Hòn Nẹ, Hòn Mê, đảo Biện Sơn tạo thành nét độc đáo của vùng biển đảo Thanh Hóa. Trong đó nổi bật là Sầm Sơn có vị trí địa lý đặc biệt thuận lợi, có tiềm năng lớn để phát triển du lịch, nghỉ dưỡng, tổ chức hội thảo, hội nghị và vui chơi giải trí. Bên cạnh đó, Sầm Sơn còn có bãi cát trắng mịn, sóng biển vừa phải, nước biển ấm, trong xanh. Ngay từ thời Pháp thuộc, làng núi Sầm Sơn cùng bãi biển chân núi Sầm được coi là khu nghỉ mát cho người Pháp, dần dần trở thành bãi tắm lý tưởng thu hút khách du lịch thập phương.

Những năm gần đây, nhiều tập đoàn kinh tế lớn đã và đang đầu tư phát triển du lịch ở Thanh Hoá như FLC, Sun Group, Vin Group, Tập đoàn T&T, Flamingo, BRG... để khai thác các tiềm năng và lợi thế, đưa “ngành công nghiệp không khói” trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Trong đó, du lịch biển đảo chiếm khoảng 70% hoạt động của ngành du lịch của tỉnh. Du lịch nghỉ dưỡng truyền thống tại các bãi biển Sầm Sơn, Hải Tiến, Hải Hòa... với các hoạt động chính là tắm biển, thưởng thức hải sản, tham quan sinh thái, văn hóa... những năm gần đây đã có nhiều cải thiện về tiện nghi, dịch vụ, cảnh quan. Đặc biệt, loại hình nghỉ dưỡng biển cao cấp tại FLC resort Sầm Sơn, với các dịch vụ cao cấp, tích hợp đầy đủ các yếu tố của loại hình nghỉ dưỡng và là sản phẩm có thể bán 4 mùa, đã góp phần giải quyết vấn đề mùa vụ cho du lịch biển ở xứ Thanh trong những năm gần đây. Giai đoạn 2016 - 2020, các khu du lịch biển tỉnh Thanh Hóa đón được 32 triệu lượt khách (chiếm 75,2% tổng lượng khách du lịch toàn tỉnh). Đặc biệt, tại Lễ vinh danh và trao tặng Giải thưởng Du lịch Việt Nam năm 2017, Sầm Sơn được vinh danh là 1 trong 5 khu du lịch hàng đầu của Việt Nam - giải thưởng đã góp phần khẳng định hình ảnh, vị trí của du lịch biển Sầm Sơn nói riêng và du lịch biển Thanh Hóa nói chung trên bản đồ du lịch Việt Nam, đánh dấu bước đột phá của du lịch biển Thanh Hóa. Hình thành một số khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp và khu vui chơi giải trí tổng hợp, hiện đại có tầm quốc gia và quốc tế như: Quần thể nghỉ dưỡng FLC, Khu du lịch sinh thái ven Sông Đơ, Khu du lịch sinh thái - văn hóa Núi Trường Lệ, Khu du lịch Flamingo Hải Tiến…

Có được kết quả như vậy là sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội từ tỉnh đến cơ sở, của các doanh nghiệp và Nhân dân, với cách làm sáng tạo, khoa học, quyết tâm, quyết liệt. Có thể rút ra một số kinh nghiệm trong xây dựng và phát triển du lịch biển ở tỉnh Thanh Hóa như sau:

Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch du lịch biển nhằm khai thác tốt nhất tiềm năng, lợi thế của tỉnh về du lịch biển

Xác định khâu quy hoạch phát triển du lịch nói chung và du lịch biển nói riêng là khâu đầu tiên, có vai trò quyết định đến định hướng phát triển du lịch của tỉnh; trong những năm gần đây Thanh Hóa khẩn trương rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh và quy hoạch phát triển các điểm du lịch biển, xây dựng quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000, ưu tiên và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư được lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500. Cùng với đó là nâng cao chất lượng và tính khả thi của các quy hoạch, mời chuyên gia có năng lực, kinh nghiệm tham gia tư vấn điều chỉnh; chú trọng phản biện xã hội về quy hoạch để đảm bảo hài hòa về lợi ích giữa nhà đầu tư - Nhà nước - người dân.

Việc tỉnh Thanh Hóa quan tâm đến công tác quy hoạch đã làm cho các nhà đầu tư thấy rõ hơn các tiềm năng, thế mạnh của tỉnh nói chung và về du lịch biển nói riêng, đồng thời cũng thấy được ý tưởng, khát vọng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, là thuận lợi cho các nhà đầu tư nghiên cứu, tìm kiếm cơ hội và triển khai các dự án đầu tư phát triển du lịch biển trên địa bàn tỉnh.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư vào kết cấu hạ tầng du lịch, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kinh doanh du lịch

Đối với đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển du lịch biển, tỉnh Thanh Hóa ưu tiên bố trí vốn ngân sách đầu tư, nâng cấp, mở rộng các tuyến đường giao thông quan trọng kết nối các khu, điểm du lịch biển như Sầm Sơn, Hải Tiến, Hải Hòa... Huy động các nguồn lực hoàn thiện hệ thống hạ tầng thiết yếu (gồm đường giao thông nội khu, trung tâm đón tiếp, bãi đỗ xe, hệ thống thu gom và xử lý rác thải, nước thải, hệ thống cấp nước sạch, công trình cấp điện, biển báo, biển chỉ dẫn nội bộ, cây xanh, vườn hoa...) tại các khu, diểm du lịch biển.

Về thu hút đầu tư các dự án phát triển du lịch, tỉnh Thanh Hóa kêu gọi các doanh nghiệp, nhà đầu tư có năng lực, kinh nghiệm như Tập đoàn FLC, Tập đoàn Sungroup, Tập đoàn Vingroup, Tập đoàn BRG, Tập đoàn Flamingo, Tập đoàn T&T... đầu tư các dự án sinh thái nghỉ dưỡng gắn liền với các bãi biển của tỉnh. Khi các nhà đầu tư đến tìm hiểu, nghiên cứu cơ hội đầu tư, tỉnh luôn thực hiện “2 đồng hành” “3 cam kết”, đó là: Đồng hành cùng nhà đầu tư khảo sát, lựa chọn địa điểm đầu tư, khi nhà đầu tư lựa chọn được địa điểm và tiếp tục đồng hành với nhà đầu tư trong việc giải quyết thủ tục hành chính, kể cả những thủ tục thuộc thẩm quyền của Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương. Khi nhà đầu tư đã quyết định đầu tư, tỉnh chủ động thực hiện, “Ba cam kết”, đó là: Cam kết tiến độ giải phóng mặt bằng theo yêu cầu của nhà đầu tư; Cam kết đầu tư hạ tầng đường giao thông, cấp điện, cấp nước, thông tin liên lạc đến chân hàng rào dự án; Cam kết đồng hành với nhà đầu tư, giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc trong suốt quá trình đầu tư và vận hành thương mại của dự án (định kỳ hằng tháng Chủ tịch UBND tỉnh cùng các ngành, địa phương gặp các doanh nghiệp để kịp thời gải quyết các khó khăn, vướng mắc). Đây chính là chìa khóa xây dựng lòng tin với các nhà đầu tư.

Xây dựng, quảng bá hình ảnh du lịch biển Thanh Hóa - điểm đến an toàn, hấp dẫn

Thực hiện việc gắn trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền địa phương trong xây dựng hình ảnh du lịch tốt đẹp trong khách du lịch; tập huấn về nếp sống theo hướng văn minh, lịch sự cho người dân; bồi dưỡng kiên thức bảo đảm môi trường kinh doanh cho các cơ sở kinh doanh du lịch biển; xử lý nghiêm minh, kịp thời các vi phạm trong kinh doanh du lịch như về chất lượng dịch vụ, an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng chống cháy nổ, an ninh trật tự, niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết... Dó đó, trong khoảng 10 năm trở lại đây, du lịch biển Thanh Hóa, đặc biệt là Sầm Sơn không còn những điều tiếng về dịch vụ yếu kém như lôi kéo, “chặt chém” du khách, ăn xin ở các bãi biển và các khu du lịch biển… thay vào đó là những số điện thoại đường dây nóng được viết lên những biển hiệu to, được treo ngay tại bãi biển, cơ sở kinh doanh dịch vụ. Các hàng quán bán rong, vỉa hè gây mất mỹ quan đô thị được dẹp bỏ thay bằng những ki-ốt mới, hiện đại, chuyên nghiệp trải dài dọc đường ven biển.

Cùng với đó là đẩy mạnh việc tuyên truyền nâng nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong việc xây dựng hình ảnh Thanh Hóa và con người Thanh Hóa trong lòng du khách trong nước và quốc tế. Chú trọng công tác quảng bá, xúc tiến du lịch dưới nhiều hình thức, như: Tổ chức các sự kiện du lịch, năm du lịch quốc gia thu hút sự quan tâm của du khách trong và ngoài nước; Phối hợp với các hàng truyền thông xây dựng các chuyên đề, chuyên mục, phim tài liệu, phóng sự giới thiệu trên các kênh truyền hình, báo, tạp chí trong và ngoài nước; Xuất bản sách cẩm nang, bản đồ, sách ảnh, tập gấp, đĩa DVD, atlat du lịch Thanh Hóa; Tổ chức các quầy thông tin du lịch ở các sân bay, cửa khẩu; Phối hợp với các hãng hàng không tổ chức quảng bá trên các chuyến bay...

Chú trọng nâng cao giá trị, chất lượng các sản phẩm du lịch biển; cải thiện môi trường du lịch

Có thể nói, trước đây du khách đến các bải biển chỉ để tắm biển, ăn uống và tham quan một số di tích như đền Độc Cước, đền Cô Tiên, hòn Trống Mái... Do đó, thời gian lưu trú tập trung chủ yếu vào 2 ngày cuối tuần, việc chi tiêu phần lớn dành cho việc ăn uống và dịch vụ lưu trú, có chăng khách sử dụng thêm dịch vụ vận tải bằng xe điện. Không chỉ Sầm Sơn, mà các khu du lịch mới được đầu tư, đưa vào khai thác trong khoảng 10 năm trở lại đây như: Hải Tiến, Hải Hòa, Bãi Đông, Tiên Trang... thị trường khách chủ yếu vẫn là khách nội địa, các hoạt động, trải nghiệm còn trùng lặp, chưa tạo được sự đột phá ở những điểm đến mới.

Để khắc phục hạn chế đóm, trong những năm qua, sản phẩm du lịch biển được tỉnh Thanh Hóa xác định là sản phẩm thế mạnh. Theo đó, để tạo đà cho sản phẩm này tiếp tục phát triển, cùng với việc đầu tư hạ tầng, cải thiện môi trường du lịch, tỉnh đã không ngừng đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến, quảng bá; cải cách hành chính, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tạo môi trường đầu tư hấp dẫn. Các doanh nghiệp du lịch được khuyến khích, tạo điều kiện để đầu tư, cải tạo, nâng cấp, mở rộng quy mô, dịch vụ du lịch, góp phần đem đến diện mạo mới cho sản phẩm du lịch biển. Đồng thời, đẩy mạnh đa dạng hóa, nâng cao chất lượng và chú trọng đầu tư phát triển các dịch vụ phục vụ khách du lịch như: vui chơi giải trí, đồ lưu niệm, các khu thể thao, trung tâm dịch vụ thương mại... nhằm kéo dài thời gian lưu trú, tăng khả năng chi tiêu của du khách. Có chiến lược liên kết, đầu tư thâm nhập thị trường khách quốc tế và nội địa từ những trọng điểm đón và phân phối khách lớn trong cả nước, trước hết nhằm đem lại lợi nhuận trong hoạt động du lịch, tiếp đến là học hỏi kinh nghiệm, hướng phát triển và nâng tầm sản phẩm.

Cùng với đó, nhằm thu hút sự quan tâm của du khách, tăng sự hấp dẫn của các điểm đến, nhiều hoạt động, dịch vụ du lịch mới được đầu tư đưa vào phục vụ khách du lịch như: huyện Hoằng Hóa với lễ hội du lịch biển Hải Tiến được tổ chức thường niên, khai thác tuyến du lịch đường thủy Hải Tiến - đảo Nẹ, hình thành các homestay, trải nghiệm du lịch dù lượn; TP Sầm Sơn với lễ hội Tình yêu, làng bích hoạ, dịch vụ mô tô nước, khai trương tuyến phố đi bộ và chợ đêm. Đặc biệt là lễ hội du lịch biển Sầm Sơn được tổ chức thường niên, với chuỗi hoạt động hấp dẫn như lễ hội ánh sáng, Carnaval đường phố, các giải đấu thể thao... thị xã Nghi Sơn có lễ hội du lịch biển. Cùng với đó, các địa phương vùng biển còn có lễ hội Cầu Ngư được tổ chức thường niên. Ngoài ra, một số khu du lịch biển mới đang dần hình thành, bước đầu thu hút được sự quan tâm của du khách như: Bãi Đông (thị xã Nghi Sơn), một số khu ven biển huyện Quảng Xương.

Đến nay, sản phẩm du lịch biển đã từng bước tạo dựng được thương hiệu nổi trội tại khu vực phía Bắc và Bắc miền Trung, cơ bản đáp ứng được nhu cầu đa dạng của các phân khúc thị trường khách du lịch từ trung đến cao cấp.

Quan tâm phát triển nguồn nhân lực du lịch biển

Ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất cho các cơ sở đào tạo nhân lực du lịch trên địa bàn tỉnh; bồi dưỡng nâng cao năng lực giảng dạy của giảng viên nhóm ngành du lịch của Trường Đại học Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Trường Đại học Hồng đức, Trường Trung cấp nghề Thương mại và Du lịch Thanh Hóa.

Tập trung phát triển đội ngũ hướng dẫn viên tại các khu, điểm du lịch; thường xuyên bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng, bảo đảm am hiểu sâu sắc về văn hóa, lịch sử của đất nước, của tỉnh và các khu, điểm du lịch. Đào tạo kỹ năng nghề và kỹ năng mềm, về ngoại ngữ cho lực lượng lao động trực tiếp phục vụ du lịch. Tổ chức các lớp bồi dưỡng kỹ năng điều hành, quản lý cho các đối tượng quản lý các doanh nghiệp du lịch.

Rà soát, hoàn chỉnh bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch từ tỉnh đến cơ sở

Kiện toàn, triển khai hoạt động của Ban Chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa; thành lập các Ban Quản lý du lịch ở các khu du lịch, các địa phương trọng điểm du lịch; củng có và phát huy vai trò cầu nối của Hiệp hội Du lịch tỉnh Thanh Hóa trong công tác quản lý nhà nước và phát triển du lịch.

Đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển du lịch. Thường xuyên rà soát các dự án đầu tư kinh doanh du lịch; kịp thời nắm bắt, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo mọi điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư triển khai đúng tiến độ để phát huy hiệu quả đầu tư.

Tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo kinh doanh du lịch; hỗ trợ, khuyến khích người dân kinh doanh các dịch vụ du lịch. Tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục thị thực cho khách quốc tế tại các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh, bảo đảm nhanh chóng, thuận lợi cho khách quốc tế khi đến Thanh Hóa.

Từ những kinh nghiệm và kết quả đạt được trong xây dựng và phát triển du lịch biển ở Thanh Hóa trong những năm vừa qua, để du lịch phát triển nhanh và bền vững, tỉnh Thanh Hóa xác định du lịch biển đảo sẽ trở thành sản phẩm du lịch mũi nhọn của tỉnh đến năm 2025, tầm nhìn 2030. Theo đó, tỉnh Thanh Hóa phấn đấu mục tiêu đến năm 2025, sản phẩm du lịch mũi nhọn biển đảo sẽ được hình thành rõ nét, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ hiện đại, chất lượng, hấp dẫn khách du lịch; đến năm 2030, sản phẩm du lịch mũi nhọn trở thành sản phẩm có vị trí quan trọng trong vùng Bắc Trung Bộ và cả khu vực Bắc Bộ, thúc đẩy tối ưu các sản phẩm du lịch khác thành những mũi nhọn mới.

Về triển vọng, nhiều chuyên gia du lịch cho rằng, sản phẩm du lịch biển của Thanh Hóa có nhiều tiềm năng để vươn lên trở thành một trong những sản phẩm du lịch hấp dẫn và có vị thế cạnh tranh cao so với các điểm đến trong nước và một số nước trong khu vực. Tuy nhiên, để làm được điều này, sản phẩm du lịch biển xứ Thanh cần được nâng tầm giá trị, chất lượng sản phẩm, lấy đó làm cơ sở để đẩy mặt bằng giá dịch vụ và tăng khả năng chi tiêu của du khách, đặc biệt là hướng tới dòng khách MICE, khách quốc tế có khả năng chi trả cao.

Thịnh Văn Khoa - Phó Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh

Tài liệu tham khảo

  1. Cổng thông tin điện tử tỉnh Thanh Hóa.

  2. Tỉnh ủy Thanh Hóa, Quyết định số 290-QĐ/TU ngày 27/5/2016 về ban hành Chương trình phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2020.

  3. Tỉnh ủy Thanh Hóa, Quyết định số 623-QĐ/TU ngày 23/7/2021 về ban hành Chương trình phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021 - 2025.

  4. UBND tỉnh Thanh Hóa, Quyết định số 492/QĐ-UBND ngày 9/6/2017 phê duyệt Đề án phát triển sản phẩm du lịch mũi nhọn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

  5. UBND tỉnh Thanh Hóa, Quyết định số 1985/QĐ-UBND ngày 9/2/2015 phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

(1) Bãi Biển Sầm Sơn, Bãi biển Hải Tiến, Bãi biển Tiên Trang, Bãi biển Hải Hòa, Bãi Đông, Bãi biển Hải Thanh, Bãi biển Vinh Sơn, Bãi biển Quảng Nham, Bãi biển Hải Bình.


Thịnh Văn Khoa - Phó Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]