(Baothanhhoa.vn) - Sau một thời gian ảm đạm do ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19, hiện nay, thị trường xuất khẩu lao động (XKLĐ) đang phục hồi mạnh mẽ. Kết quả đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài năm 2022 của tỉnh Thanh Hóa vượt xa so với chỉ tiêu và vẫn còn nhiều tín hiệu lạc quan cho thị trường XKLĐ trong thời gian tới.

Xuất khẩu lao động “hồi sinh” sau đại dịch

Sau một thời gian ảm đạm do ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19, hiện nay, thị trường xuất khẩu lao động (XKLĐ) đang phục hồi mạnh mẽ. Kết quả đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài năm 2022 của tỉnh Thanh Hóa vượt xa so với chỉ tiêu và vẫn còn nhiều tín hiệu lạc quan cho thị trường XKLĐ trong thời gian tới.

Xuất khẩu lao động “hồi sinh” sau đại dịch

Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh phối hợp với huyện Hậu Lộc tổ chức phiên giao dịch việc làm lưu động tại huyện Hậu Lộc.

Vượt xa chỉ tiêu

Theo số liệu thống kê của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH), hiện nay, tổng số lao động của tỉnh đang làm việc có thời hạn ở nước ngoài trên 32.800 lao động. Riêng năm 2022, toàn tỉnh đưa được 11.760 lao động đi làm việc ở nước ngoài, đạt 235,2% so với chỉ tiêu, gấp 2,57% so với cùng kỳ. Để đạt được kết quả trên, theo ông Nguyễn Văn Bình, Trưởng Phòng Lao động - Việc làm, Sở LĐTB&XH: Ngay từ đầu năm, Sở LĐTB&XH đã xây dựng kế hoạch, giao chỉ tiêu cho các huyện, thị xã, thành phố, huy động sự vào cuộc của các ban, ngành, đoàn thể trong công tác tuyên truyền để thu hút người lao động tham gia xuất khẩu. Đồng thời, phối hợp với các công ty XKLĐ được tỉnh cấp phép về các địa phương giới thiệu các hợp đồng lao động ở những thị trường có thu nhập cao đến với người lao động. Bên cạnh đó, phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ gia đình vay vốn, bảo đảm việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, hiệu quả.

Nhằm tổ chức kết nối cung - cầu lao động thuận tiện, kịp thời, khả thi thông qua các hoạt động, từ đầu năm đến nay, Trung tâm Dịch vụ việc làm (DVVL) tỉnh tăng tần suất tổ chức các phiên giao dịch việc làm, đa dạng hóa các hình thức (trực tiếp, trực tuyến, lưu động...). Ông Hoàng Duy Xuyên, Giám đốc Trung tâm DVVL, cho biết: Để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng lao động của các thị trường, tại các phiên giao dịch định kỳ và lưu động đơn vị bố trí cán bộ trực riêng tại bàn tư vấn cho lao động xuất khẩu. Ngoài ra, trung tâm còn nghiên cứu quy định về trình độ ngoại ngữ của từng đơn hàng để lựa chọn, hợp đồng với giáo viên; tổ chức kiểm tra, bảo đảm năng lực học viên khi kết thúc khóa học.

Theo chia sẻ của một doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc tại nước ngoài, thì sau 2 năm “đóng băng” do ảnh hưởng của dịch COVID-19, thị trường XKLĐ bắt đầu hồi phục từ tháng 3-2022. Đặc biệt vào những tháng cuối năm, thị trường XKLĐ đã lấy lại đà tăng trưởng khi nhiều quốc gia nới lỏng các biện pháp hạn chế nhập cảnh. “Nhu cầu tuyển dụng lao động của các thị trường nước ngoài đang tăng nhanh, đặc biệt là tại thị trường Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật Bản. Nguồn cung cũng khá dồi dào, nếu như thời gian trước công ty phải lập nhiều kênh để tuyển dụng thì hiện nay việc tuyển dụng đã dễ dàng hơn vì nhu cầu đi làm việc nước ngoài tăng mạnh. Lý do tuyển dụng không khắt khe, thời gian xuất cảnh sớm hơn, thu nhập người lao động tăng do đối tác tăng lương cũng như tăng phúc lợi cho người lao động”, ông Nguyễn Trung Kiên, Giám đốc Công ty Cung ứng nhân lực và xuất khẩu Thiên Ân, chia sẻ.

Hướng tới thị trường chất lượng cao

Năm 2022, cùng với việc dịch bệnh COVID-19 được kiểm soát tốt, nhiều nước đã mở cửa tiếp nhận trở lại lao động nước ngoài, mở ra cơ hội việc làm cho người lao động. Cụ thể: Lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS đã tiếp nhận trở lại từ tháng 5-2021; thị trường Đài Loan (Trung Quốc) đã mở cửa tiếp nhận lao động từ tháng 2-2022, Nhật Bản mở cửa tiếp nhận lao động từ tháng 3-2022. Một số thị trường có tín hiệu tích cực như Nhật Bản và Hàn Quốc, ngoài các chương trình mà hai bên đã ký kết như EPS (Hàn Quốc) và IM Japan (Nhật Bản), các quốc gia này còn đẩy mạnh việc thu hút nhân lực có chất lượng, tay nghề cao hơn từ Việt Nam. Đặc biệt, đối với thị trường Úc, Bộ LĐTB&XH đang đàm phám để năm 2023 sẽ ký kết đưa lao động sang làm việc trong ngành nông nghiệp tại Úc. Đối với 3 thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, trong những năm tới vẫn tiếp tục có nhu cầu lớn tiếp nhận lao động Việt Nam.

Bà Lê Thúy Hằng, Giám đốc Công ty CP Nhân lực Tadashi, đơn vị chuyên tư vấn, tuyển sinh và đào tạo đưa lao động sang Nhật Bản học tập, làm việc theo diện thực tập sinh và du học sinh, chia sẻ: Nhiều doanh nghiệp Nhật Bản hiện đang rất “khát” lao động, với mức lương khá hấp dẫn, tương đương từ 33 đến 38 triệu đồng/người/tháng. Nguồn cung lao động của tỉnh Thanh Hóa có nhiều tiềm năng, cơ bản đáp ứng được yêu cầu của các nước sở tại nên năm nay chúng tôi đã tuyển dụng được trên 200 lao động trên địa bàn tỉnh đi xuất khẩu. Bà Hằng cũng thông tin thêm: Tại thị trường Nhật Bản, sau khi kết thúc thời hạn hợp đồng 3 năm sẽ được gia hạn thêm từ 2 đến 5 năm theo chương trình Tokutei. Khi về nước, người lao động dễ tìm kiếm được việc làm bởi Nhật Bản đang đầu tư rất nhiều dự án tại Việt Nam, trong đó có Thanh Hóa.

Để đạt mục tiêu năm 2023 toàn tỉnh đưa 5.000 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, Sở LĐTB&XH tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền chủ trương, chính sách của tỉnh về công tác XKLĐ; hướng dẫn doanh nghiệp XKLĐ triển khai các chương trình hỗ trợ đào tạo lao động ở một số ngành nghề đặc thù, đòi hỏi kỹ thuật cao mà thị trường nước ngoài yêu cầu. Đồng thời, chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phối hợp với các doanh nghiệp XKLĐ đào tạo ngành nghề phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động ở nước ngoài, đặc biệt là các thị trường khó tính, yêu cầu chất lượng cao trong các ngành hộ lý, điều dưỡng, cơ khí, kỹ thuật... Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyển chọn, đào tạo lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn theo yêu cầu của bên tiếp nhận. Chỉ đạo Trung tâm DVVL tỉnh tăng cường tổ chức các phiên giao dịch việc làm định kỳ, trực tuyến, lưu động; đẩy mạnh hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài, người lao động đi làm việc ở nước ngoài về nước nhằm kết nối cung – cầu lao động trên địa bàn tỉnh.

Bài và ảnh: Trần Hằng


Bài và ảnh: Trần Hằng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]