(Baothanhhoa.vn) - Những năm qua, người và phương tiện giao thông trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ trên địa bàn tỉnh thường xuyên bị các đàn trâu, bò thả rông gây cản trở, dẫn đến nguy cơ cao mất an toàn giao thông.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Trâu, bò thả rông trên đường – sự vô cảm của chủ nuôi

Những năm qua, người và phương tiện giao thông trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ trên địa bàn tỉnh thường xuyên bị các đàn trâu, bò thả rông gây cản trở, dẫn đến nguy cơ cao mất an toàn giao thông.

Trâu, bò thả rông trên đường – sự vô cảm của chủ nuôi

Ví như ngày 19 - 9, giữa dòng xe ngược, xuôi trên cầu Nguyệt Viên (TP Thanh Hóa), một đàn trâu khoảng hơn chục con nhẩn nha đi lại giữa lòng cầu làm cho các phương tiện giao thông không dám đi qua vì sợ “tai bay vạ gió”. Đàn trâu đi ngang nhiên “đánh võng” hết bên phải rồi sang bên trái giữa lòng cầu nhưng không hề thấy chủ nhân đi bên cạnh để lùa đàn trâu đi đúng chiều. Nhiều người điều khiển ô tô đành dừng xe đợi cho đàn trâu đi khỏi cầu rồi mới dám đi tiếp, đúng là “tránh trâu chẳng xấu mặt nào” (ảnh 1).

Hay như ngày 29-9, trên Quốc lộ 1A, đoạn qua xã Hoằng Thịnh (Hoằng Hóa), một người đàn ông trung tuổi đi xe máy lùa đàn trâu đi ngược chiều để vượt sang bên kia đường, mặc cho các lái xe phản đối, người đàn ông cứ đủng đỉnh cho đàn trâu đi nghênh ngang giữa đường ngược chiều (ảnh 2).

Chứng kiến sự việc trên, một lái xe bức xúc: Không chỉ một lần mà rất nhiều lần đi qua đoạn đường này vào chiều tối – thời gian lưu lượng giao thông đi lại nhiều, người chăn nuôi lại dẫn từng đàn trâu trên quốc lộ, thậm chí phóng uế bừa bãi, rất nguy hiểm cho lái xe. Nếu không xử lý kịp thời thì tai nạn xảy ra trong tích tắc. Vì vậy, đề nghị chính quyền sở tại nên có những giải pháp quyết liệt để ngăn chặn tình trạng trên.

Trên đây là 2 trong rất nhiều lần trên đường đi công tác chúng tôi được chứng kiến đàn trâu, bò đi lại nghênh ngang trên đường, thậm chí nằm giữa đường, khiến cho xe cộ không thể qua lại. Từ sự việc trên chúng tôi thiết nghĩ, gốc giải quyết vấn đề ở đây là từ người chăn nuôi. Không phải họ vô tình để đàn trâu đi lại trên các tuyến quốc lộ mà là cố tình cho đàn trâu lưu thông trên đường để làm sao thuận tiện nhất, rút ngắn khoảng cách đi lại... Đây chính là sự thiếu ý thức trách nhiệm, vô cảm với người và phương tiện tham gia giao thông, coi thường pháp luật. Chính vì vậy, đã đến lúc các địa phương, ngành chức năng cần tăng cường lực lượng tuần tra, kiểm soát bắt nhốt đàn trâu, bò, xử phạt nghiêm minh chủ chăn nuôi theo đúng quy định của pháp luật; đồng thời nêu tên, ngày vi phạm, nguyên nhân bị phạt, số tiền phạt trên hệ thống loa truyền thanh xã. Có như vậy, người chăn nuôi mới nâng cao nhận thức và trách nhiệm của mình với cộng đồng và xã hội.

Tại Điều 10 Nghị định 46/2016/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định như sau: Xử phạt người điều khiển, dẫn dắt súc vật, điều khiển xe súc vật kéo vi phạm quy tắc giao thông đường bộ.

  1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 60.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

  2. a) Không nhường đường theo quy định, không báo hiệu bằng tay khi chuyển hướng; b) Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường; c) Không đủ dụng cụ đựng chất thải của súc vật hoặc không dọn sạch chất thải của súc vật thải ra đường, hè phố. Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Điều khiển, dẫn dắt súc vật đi không đúng phần đường quy định, đi vào đường cấm, khu vực cấm, đi vào phần đường của xe cơ giới; b) Để súc vật đi trên đường bộ không bảo đảm an toàn cho người và phương tiện đang tham gia giao thông; c) Đi dàn hàng ngang từ 2 xe trở lên; d) Để súc vật kéo xe mà không có người điều khiển; Điều khiển xe không có báo hiệu theo quy định.

  1. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông; b) Dắt súc vật chạy theo khi đang điều khiển hoặc ngồi trên phương tiện giao thông đường bộ; c) Xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định.

  2. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển, dẫn dắt súc vật, điều khiển xe súc vật kéo đi vào đường cao tốc trái quy định.

  3. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người thực hiện hành vi quy định tại Điểm c Khoản 3 điều này còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả sau đây: Buộc phải dỡ phần hàng hóa vượt quá giới hạn hoặc phải xếp lại hàng hóa theo đúng quy định.

Lê Nhân


Lê Nhân

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]