Những thông tin bịa đặt sẽ làm môi trường thông tin trở nên lẫn lộn trắng - đen, thật - giả khó phân biệt.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thông tin bịa đặt gây rối loạn xã hội

Những thông tin bịa đặt sẽ làm môi trường thông tin trở nên lẫn lộn trắng - đen, thật - giả khó phân biệt.

Thông tin bịa đặt gây rối loạn xã hội

Ảnh minh họa.

Những vụ việc tung tin đồn thất thiệt trên mạng xã hội

Không thể phủ nhận vai trò và tác dụng của mạng xã hội trong cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên, mạng xã hội cũng chính là môi trường lan truyền những thông tin thất thiệt nhanh nhất. Mỗi bài đăng như vậy thường ngay lập tức được chia sẻ chóng mặt. Có những thông tin hoàn toàn bịa đặt, có những thông tin cường điệu hóa, hoặc xuyên tạc những sự việc có thật. Điểm chung của những thông tin thất thiệt này đều như nhau khiến cho dư luận hoang mang, thậm chí tạo ra những làn sóng tẩy chay rầm rộ.

Đầu tháng 3, Facebook có tên một cửa hàng đầm bầu đăng hình ảnh một miếng thịt lợn đã luộc chín với nhiều đốm trắng. Người đăng cảnh báo người tiêu dùng ở Hà Nội và các vùng lân cận không nên sử dụng thịt lợn, do thịt lợn nhiễm dịch tả lợn châu Phi đang được các tỉnh đưa về Hà Nội để tiêu thụ. Chủ Facebook này sau đó đã bị xử phạt hành chính 20 triệu đồng.

Cũng liên quan đến dịch tả lợn châu Phi, ngày 24/3, một chủ tài khoản Facebook ở thị xã Gia Nghĩa, Đắk Nông đăng thông tin 800 con lợn chết do dịch tả lợn châu Phi đã được tiêu hủy, lại bị đào lên để mổ thịt, kèm theo đó là hình ảnh. Thông tin này đã khiến cho người dân sống tại khu vực này hoang mang lo lắng. Người này sau đó bị phạt 10 triệu đồng.

Ngày 18/3, một phụ nữ có tên Nông Ngọc Trâm tại Lạng Sơn đăng tải nội dung sai sự thật về một số loại thực phẩm bị nhiễm sán trên Fanpage riêng do mình lập ra. Bài viết có nội dung "Không phải là thịt lợn nữa mà cả lươn, cá, thịt trâu bò, gà bị nhiễm sán hết rồi. Biết ăn cái gì bây giờ? Tuyệt thực quá". Người này sau đó được cơ quan chức năng triệu tập nhắc nhở.

Thông tin bịa đặt gây rối loạn xã hội

Xuyên tạc thông tin nhằm làm sai lệch bản chất của sự việc, hiện tượng là việc làm thường xuyên của những kẻ xấu. Chúng thường dựa vào một số sự việc xảy ra trong đời sống xã hội để tìm cách thêm thắt, dắt dây, thổi phồng sự việc, làm sai lạc hoàn toàn bản chất của sự việc. Thủ đoạn này vốn không mới nhưng thực sự nguy hại, bởi nó làm cho môi trường thông tin trở nên lẫn lộn trắng - đen, thật - giả khó phân biệt.

Năm 2018, mạng xã hội lan truyền video tố cáo Cảnh sát Giao thông tỉnh Đắk Lắk chặn, cản trở xe đưa người đi cấp cứu vì lỗi chạy quá tốc độ. Trong clip có cảnh một chiếc xe vi phạm vừa bị cảnh sát thổi còi thì xuất hiện ngay một phụ nữ xuống xe kêu khóc thảm thiết, kể lể đưa con đi cấp cứu nhưng tay "không quên" cầm điện thoại livestream. Một người đàn ông khác, từ xe bế cháu bé ra đặt giữa đường. Lo cho tính mạng người dân, một cảnh sát bế cháu bé lên xe để đưa cháu đi bệnh viện thì người nhà ngăn cản, chửi bới là "công an đàn áp dân, vi hiến". Tuy nhiên, cơ quan chức năng đã xác định, đây là clip do một tổ chức phản động cố tình dàn dựng nhằm đánh lừa dư luận.

Vài năm trước, trên mạng Internet, một số trang web, blog phản động đã đồng loạt đăng tải bài viết giới thiệu biệt thự của một lãnh đạo Chính phủ. Thậm chí, còn đưa hình ảnh minh họa rất lộng lẫy và xa hoa khiến dư luận xôn xao. Sau đó, thông tin này được xác nhận là hoàn toàn bịa đặt, bởi đó là hình ảnh dinh thự của nước ngoài.

Một số liệu đáng lưu tâm từ chương trình đánh giá về an ninh mạng của BKAV đó là 63% người dùng ở Việt Nam thường xuyên đọc tin tức giả mạo trên Facebook, trong đó có 40% là nạn nhân hàng ngày. Phía sau những tin giả ấy, có không ít sự việc được đơm đặt, dựng chuyện, biến không thành có với nhiều mục đích khác nhau. Bằng thủ đoạn đó, những kẻ xấu cố đưa người sử dụng mạng xã hội vào tình trạng đen trắng lẫn lộn, sự thật bị che khuất bởi tin tức giả mạo sẽ đi từ tò mò, hiếu kỳ đến nhiễu loạn niềm tin.

Dường như một bộ phận khá lớn người dùng mạng xã hội Việt Nam khá "hồn nhiên" khi bước chân vào mạng xã hội - một mê cung đầy hấp dẫn và cũng không ít hiểm nguy. Một số người tin tưởng vào những người khác đến mức nếu thấy ai đăng tải một thông tin gì đó họ quan tâm sẽ share trước, đọc sau. Trong rất nhiều lần chia sẻ mà không kiểm chứng kỹ sẽ không thể tránh khỏi việc chia sẻ những nội dung hoàn toàn giả mạo. Trong số đó, có cả những nhân vật có uy tín, có ảnh hưởng, thậm chí được cho là "thạo tin" hơn nhiều người dùng khác, ví dụ như các nhà báo.

VTV



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]