(Baothanhhoa.vn) - Ngày 20-1, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Chỉ thị số 23-CT/TU về việc tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo và giúp đỡ Hội Người mù tỉnh Thanh Hóa.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo và giúp đỡ Hội Người mù tỉnh Thanh Hóa

Ngày 20-1, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Chỉ thị số 23-CT/TU về việc tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo và giúp đỡ Hội Người mù tỉnh Thanh Hóa.

Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo và giúp đỡ Hội Người mù tỉnh Thanh Hóa

Tẩm quất - nghề giúp nhiều hội viên Người mù tự nuôi sống bản thân và hỗ trợ gia đình.

Qua 30 năm thực hiện Chỉ thị số 51-CT/TW ngày 12-4-1989 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa VI) về giúp đỡ Hội Người mù Việt Nam và Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 12-6-1989 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc giúp đỡ, xây dựng tổ chức Hội Người mù tỉnh Thanh Hóa, công tác chăm lo, bảo đảm quyền và phát huy vai trò của người mù và Hội Người mù đã đạt được những kết quả tích cực. Các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, phổ biến kịp thời các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, triển khai nhiều hoạt động trợ giúp Người mù, chăm lo cuộc sống của Người mù, tạo cơ hội bình đẳng, nhằm đáp ứng tốt hơn quyền, lợi ích hợp pháp, động viên để Người mù phát huy năng lực, vươn lên hòa nhập, đóng góp cho xã hội. Ủy ban MTTQ tỉnh và các tổ chức thành viên đã có nhiều hình thức hỗ trợ, tạo điều kiện để Hội Người mù đẩy mạnh các hoạt động chăm sóc, trợ giúp Người mù, góp phần thúc đẩy tiến bộ xã hội và phát triển bền vững. Ban Thường vụ Hội Người mù tỉnh đã tập trung hướng dẫn, chỉ đạo xây dựng và phát triển tổ chức Hội; mở rộng các hình thức sinh hoạt, loại hình hoạt động, nhằm giúp đỡ hội viên và Người mù ổn định cuộc sống. Đến nay, đã có 23/27 huyện, thị xã, thành phố; 213 xã, phường, thị trấn có tổ chức hội, với 3.305 hội viên (trong tổng số 6.900 Người mù trong toàn tỉnh).

Bên cạnh kết quả đạt được, nhận thức, trách nhiệm của cộng đồng xã hội trong việc giúp đỡ Người mù và Hội Người mù có lúc, có nơi còn hạn chế; một số cấp ủy đảng, chính quyền cơ sở chưa quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thành lập Hội ở những nơi đủ điều kiện; chưa thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về giúp đỡ, xây dựng tổ chức Hội Người mù. Sự quan tâm, tạo điều kiện cho tổ chức hội hoạt động của một số ban, ngành, đoàn thể chưa sát hợp với tính chất hoạt động của hội. Cơ sở vật chất nơi làm việc và sản xuất tập trung cho Người mù một số nơi còn chật hẹp; phương tiện, kinh phí và chế độ phụ cấp cho cán bộ hội các cấp còn thấp, việc làm của Người mù còn hạn chế. Một số Người mù chưa được tiếp cận hoặc tiếp cận chưa đầy đủ với các chính sách trợ giúp của Nhà nước về y tế, giáo dục, dạy nghề, việc làm, vốn vay... Vẫn còn tình trạng phân biệt đối xử với Người mù.

Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế nêu trên là do công tác tuyên truyền, quan triệt, triển khai các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với Người mù chưa được quan tâm đúng mức; một số chủ trương của Đảng liên quan đến Người mù chưa được thể chế hóa kịp thời, đồng bộ, thống nhất. Công tác quản lý nhà nước, nhất là việc bố trí nguồn lực để thực hiện chính sách, công tác thống kê, theo dõi Người mù, việc huy động các nguồn lực xã hội giúp đỡ Người mù còn hạn chế. Còn có tổ chức, cá nhân nhận thức chưa đầy đủ, xem công tác giúp đỡ Người mù là hoạt động nhân đạo, từ thiện và cho đây là trách nhiệm của ngành Lao động – Thương binh và Xã hội.

Để tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, phát huy trách nhiệm của cả hệ thống chính trị đối với công tác giúp đỡ Hội Người mù, Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội, Hội Người mù tỉnh tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm sau:

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, các cơ quan, tổ chức và các tầng lớp nhân dân về việc giúp đỡ Người mù và Hội Người mù. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của cấp ủy, tổ chức đảng trong thực hiện chế độ, chính sách đối với Người mù; hỗ trợ, tạo điều kiện để phát huy năng lực của Người mù và tổ chức hội làm tốt vai trò đại diện, tập hợp, đoàn kết và là cầu nối giữa Người mù với cấp ủy đảng, chính quyền. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, làm chuyển biến sâu sắc về nhận thức, trách nhiệm trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân về công tác giúp đỡ Người mù và tổ chức hội. Phát huy vai trò của các cơ quan thông tin đại chúng trong việc tuyên truyền, giới thiệu các hoạt động của hội và hoạt động giúp đỡ Người mù, gương Người mù vượt khó.

Tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong việc thực hiện chính sách, pháp luật và các văn bản có liên quan về trợ giúp Người mù và giúp đỡ Hội Người mù. Tiếp tục tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo các cơ quan chức năng theo dõi, chăm lo, giúp đỡ Hội Người mù; chỉ đạo thành lập Hội Người mù ở những nơi có đủ điều kiện và tổ chức hoạt động hội theo Điều lệ Hội Người mù tỉnh đã được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt. Phát huy vai trò, trách nhiệm của tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên Người sáng làm công tác Người mù. Tạo điều kiện thuận lợi cho Hội Người mù hoạt động có hiệu quả và được tham gia các chương trình y tế, giáo dục, dạy chữ, dạy nghề, việc làm, vay vốn, hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao... Quan tâm từng bước tạo điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện, trụ sở, kinh phí và chế độ phụ cấp cho cán bộ các cấp hội.

Phát huy vai trò, trách nhiệm của Ủy ban MTTQ tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội đối với Hội Người mù; tổ chức tốt các hoạt động vận động toàn dân tham gia chăm lo, giúp đỡ Người mù và Hội Người mù, bảo đảm thiết thực, hiệu quả, như: Xây dựng, sửa chữa nhà đại đoàn kết, ủng hộ tiêu thụ sản phẩm do Người mù làm ra... Tăng cường quan hệ phối hợp giữa MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội với Hội Người mù, nhằm hỗ trợ, giúp đỡ hoạt động của Hội Người mù và nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện các chương trình, cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước trong Người mù.

Tiếp tục xây dựng, củng cố, đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội Người mù các cấp theo phương châm “Tăng cường đoàn kết, chủ động vươn lên, bình đẳng, hòa nhập với cộng đồng”; vừa tiếp tục phát huy nội lực, vừa tăng cường công tác vận động, phối hợp với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh. Phát huy vai trò của Hội Người mù trong chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình, kế hoạch của hội; tiếp tục đẩy mạnh các phong trào thi đua, các cuộc vận động, đoàn kết, tập hợp Người mù vào sinh hoạt trong tổ chức hội, động viên, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho Người mù.

Nghiên cứu tham mưu, đề xuất với cấp ủy đảng, chính quyền những vấn đề liên quan đến việc dạy chữ, dạy nghề, tạo việc làm, tiêu thụ sản phẩm cho Người mù sản xuất; mở rộng quy mô và chất lượng đào tạo nghề ngắn hạn với các ngành nghề chính, như: Xoa bóp – bấm huyệt, thủ công, ca nhạc, làm tăm tre... Thường xuyên tổng kết, nêu gương Người mù vượt qua khó khăn làm kinh tế giỏi để động viên, khích lệ Người mù vươn lên trong cuộc sống. Chủ động có kế hoạch cử cán bộ hội, hội viên tham gia các lớp học chữ Braille, tin học... nhằm nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ cho hội viên; tham gia các lớp tập huấn kỹ năng sống, các chương trình đào tạo phục hồi chức năng cho Người mù...; khắc phục tâm lý mặc cảm, tự ti để hội viên phấn đấu.

Giao Ban Dân vận Tỉnh ủy chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, triển khai thực hiện nội dung Chỉ thị, định kỳ báo cáo kết quả với Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

BĐT


BĐT

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]