(Baothanhhoa.vn) - Trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, tỉnh Thanh Hóa luôn tự hào là vùng đất giàu truyền thống văn hóa, yêu nước và cách mạng; trải qua các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, quân và dân tỉnh ta đã không quản gian khổ hy sinh, đóng góp sức người, sức của cho công cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc. Công lao to lớn, sự hy sinh sức lực, trí tuệ, xương máu, sự đau thương, mất mát của các liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, Mẹ Việt Nam Anh hùng và những người có công là vô giá, góp phần xứng đáng cùng quân dân cả nước “làm rạng rỡ dân tộc, vẻ vang giống nòi”, “chuẩn bị cho đất nước ta nở hoa độc lập, kết quả tự do”.

Kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27-7-1947 - 27-7-2022)

Quan tâm chăm lo tốt hơn đến gia đình chính sách, người có công với cách mạng

Trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, tỉnh Thanh Hóa luôn tự hào là vùng đất giàu truyền thống văn hóa, yêu nước và cách mạng; trải qua các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, quân và dân tỉnh ta đã không quản gian khổ hy sinh, đóng góp sức người, sức của cho công cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc. Công lao to lớn, sự hy sinh sức lực, trí tuệ, xương máu, sự đau thương, mất mát của các liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, Mẹ Việt Nam Anh hùng và những người có công là vô giá, góp phần xứng đáng cùng quân dân cả nước “làm rạng rỡ dân tộc, vẻ vang giống nòi”, “chuẩn bị cho đất nước ta nở hoa độc lập, kết quả tự do”.

Quan tâm chăm lo tốt hơn đến gia đình chính sách, người có công với cách mạng

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đầu Thanh Tùng thắp hương lên phần mộ liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ huyện Thiệu Hóa. Ảnh: Thùy Linh

Kế thừa truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” tốt đẹp của dân tộc, thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người có công, trong suốt 75 năm qua, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã nỗ lực cố gắng, khắc phục khó khăn, quan tâm chăm lo, thực hiện ngày càng tốt hơn công tác thương binh, liệt sĩ, người có công với nước và luôn xác định là bổn phận, trách nhiệm cao cả, được các cấp, các ngành, các tầng lớp Nhân dân đồng tình hưởng ứng, góp phần vơi đi phần nào những mất mát, đau thương của các gia đình chính sách. Hiện toàn tỉnh đang quản lý, chăm sóc, phụng dưỡng và thực hiện chính sách cho 349.469 người có công với cách mạng, trong đó có 4.630 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng (94 Mẹ Việt Nam Anh hùng còn sống), 55.932 liệt sĩ; 860 cán bộ lão thành cách mạng, 444 cán bộ tiền khởi nghĩa, 43.571 thương binh; 15.959 bệnh binh; 14.539 người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học; 1.065 người có công giúp đỡ cách mạng; 1.636 người hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày; 210.833 người tham gia kháng chiến được tặng huân, huy chương.

Tiếp tục triển khai thực hiện Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, từ năm 2018 đến nay, các cấp, các ngành trong tỉnh đã hoàn thiện hồ sơ, đề nghị Đảng, Nhà nước phong và truy tặng danh hiệu cao quý “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng” cho 94 mẹ; tiếp nhận hồ sơ, thẩm định, xét duyệt và giải quyết chế độ, chính sách mới cho 919 người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, thiết lập hồ sơ theo quy định và đề nghị công nhận 45 trường hợp là liệt sĩ, 373 trường hợp được xác nhận là thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, xét duyệt và chi trả trợ cấp cho 4.713 người được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen trong kháng chiến; thực hiện chế độ tuất, mai táng phí, ưu đãi học sinh, sinh viên đối với 7.118 thân nhân người có công, tiếp nhận và di chuyển 1.237 hồ sơ người có công; trình Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp đổi Bằng Tổ quốc ghi công cho 3.481 liệt sĩ.

Hằng năm, ngành lao động - thương binh và Xã hội đã tổ chức điều dưỡng tập trung và điều dưỡng tại gia đình cho gần 28.000 người có công, cấp thẻ BHYT cho 100% người có công và thân nhân người có công theo quy định. Đời sống của các đối tượng người có công cơ bản ổn định, có trên 99,8% hộ gia đình người có công với cách mạng có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân cư nơi cư trú; có 69.466 người đang hưởng trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng hằng tháng; 100% các Mẹ Việt Nam Anh hùng đã được các cơ quan, ban, ngành, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh nhận phụng dưỡng, chăm sóc suốt đời. Các cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công được quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực, đáp ứng yêu cầu chăm sóc, điều dưỡng người có công, nhất là thương binh nặng. Cùng với việc chăm sóc, tri ân những người còn sống, công tác tìm kiếm, quy tập và xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin, xây dựng, tu bổ nghĩa trang, công trình tưởng niệm liệt sĩ cũng đã được chú trọng.

Để đền đáp, tôn vinh sự hy sinh, cống hiến to lớn của các Anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng, thấm nhuần đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây” của dân tộc, trong những năm qua, các cấp ủy đảng, chính quyền trong tỉnh luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả các phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”, “Toàn dân chăm sóc các gia đình thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng” và đã trở thành những hoạt động thường xuyên, rộng khắp trong các tầng lớp Nhân dân, các tổ chức xã hội, các cấp, các ngành, các địa phương và doanh nghiệp trên địa bàn với nhiều hình thức tổ chức, nhiều việc làm cụ thể, thiết thực, hết sức phong phú, sáng tạo, trở thành nét đẹp văn hóa trong đời sống xã hội... Từ các nguồn quỹ đã huy động được hơn 56 tỷ đồng, toàn tỉnh đã thực hiện hỗ trợ xây dựng mới 338 căn nhà tình nghĩa, sửa chữa 555 nhà với kinh phí hơn 7,3 tỷ đồng cùng hàng vạn suất quà thăm hỏi gia đình người có công với cách mạng; tặng 408 sổ tiết kiệm cho người có công với cách mạng. Đến nay, hầu hết người có công và thân nhân người có công đã được hưởng các ưu đãi về chăm sóc sức khỏe, giáo dục và đào tạo, giải quyết việc làm, cải thiện về nhà ở.

Phát huy những kết quả đã đạt được trong phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, tỉnh Thanh Hóa tiếp tục đẩy mạnh công tác thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng theo tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và với quan điểm trong những năm tới, tiếp tục “Thực hiện tốt chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội, an ninh con người, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong quản lý phát triển xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống và hạnh phúc của Nhân dân...”. Trong đó sẽ tiếp tục tập trung vào các giải pháp trọng tâm, như: Quán triệt sâu sắc các quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Đảng về chính sách ưu đãi người có công với cách mạng; triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 14-CT/TW ngày 19-7-2017 của Ban Bí thư về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người có công với cách mạng.

Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, huy động cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở cùng tham gia thực hiện công tác chăm sóc người có công, đưa hiệu quả các nhiệm vụ này vào tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của tổ chức cơ sở đảng, chính quyền địa phương. Tăng cường sự phối hợp giữa các sở, ban, ngành và địa phương trong thực hiện công tác chăm lo người có công với cách mạng. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá, thực hiện đầy đủ, kịp thời chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đối với thương, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng.

Giải quyết dứt điểm, kịp thời những kiến nghị của công dân; các trường hợp tồn đọng về xác nhận, công nhận để những người thực sự có công với cách mạng được hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước, bảo đảm chặt chẽ, công khai, minh bạch, đúng đối tượng theo phương châm “không để bất cứ người có công nào không được hưởng chính sách ưu đãi của Đảng, Nhà nước, sự chăm sóc của Nhân dân”.

Đẩy mạnh việc thực hiện phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” với 5 chương trình tình nghĩa: Xây dựng nhà tình nghĩa; lập Quỹ đền ơn đáp nghĩa; tặng sổ tiết kiệm tình nghĩa; chăm sóc thương binh nặng và nhận phụng dưỡng suốt đời Bà mẹ Việt Nam Anh hùng; quản lý, sử dụng Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” có hiệu quả, công khai, minh bạch, đúng quy định của pháp luật;

Rà soát, thống kê số hộ người có công với cách mạng có khó khăn về nhà ở phát sinh mới để thực hiện hỗ trợ. Đảm bảo 100% gia đình người có công đều có nhà ở ổn định và có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống của cộng đồng dân cư nơi cư trú.

Tiếp tục tìm kiếm, cất bốc, quy tập hài cốt liệt sĩ trên địa bàn tỉnh; kịp thời tổ chức cất bốc, quy tập mộ liệt sĩ có đầy đủ thông tin, tổ chức an táng, bàn giao, di chuyển hài cốt liệt sĩ chặt chẽ, đúng quy trình, phù hợp với phong tục, tập quán của từng địa phương, bảo đảm trang nghiêm, chu đáo, an toàn, tiết kiệm. Thực hiện việc tu bổ, tôn tạo, sửa chữa, nâng cấp các công trình ghi công liệt sĩ (nghĩa trang liệt sĩ, mộ liệt sĩ, đài tưởng niệm, nhà bia ghi tên liệt sĩ).

Với trách nhiệm và nghĩa tình sâu nặng, trong những năm qua, các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể và Nhân dân trong tỉnh đã có nhiều nỗ lực cố gắng trong việc thực hiện chính sách, chăm lo, cải thiện đời sống của các thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ và người có công với nước. Tin tưởng rằng, trong thời gian tới, công tác người có công với cách mạng sẽ tiếp tục phát huy những kết quả nêu trên đúng với đạo lý, truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc.

Đầu Thanh Tùng

Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa


Đầu Thanh Tùng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]