(Baothanhhoa.vn) - Nền kinh tế toàn cầu sau đại dịch và những xung đột trên thế giới khiến nhu cầu tiêu dùng giảm mạnh, ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất gia công. Thông tin trên báo chí cho biết thời gian gần đây nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam đã lên kế hoạch cho công nhân nghỉ việc.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Ổn định lao động trong doanh nghiệp

Nền kinh tế toàn cầu sau đại dịch và những xung đột trên thế giới khiến nhu cầu tiêu dùng giảm mạnh, ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất gia công. Thông tin trên báo chí cho biết thời gian gần đây nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam đã lên kế hoạch cho công nhân nghỉ việc.

Ổn định lao động trong doanh nghiệp

(Ảnh chỉ mang tính minh họa).

Theo thông tin tại hội nghị giao ban giữa Liên đoàn Lao động tỉnh Thanh Hóa với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trên địa bàn diễn ra cuối tháng 10-2022, một số doanh nghiệp có số lượng đơn hàng ít, không ổn định đã phải bố trí cho công nhân một số bộ phận nghỉ ngày thứ 7. Có doanh nghiệp số lao động nghỉ việc nhiều hơn cả số lao động tuyển dụng mới.

Việc cắt giảm giờ làm và chế độ có thể nói là biện pháp khả dĩ nhất hiện nay của doanh nghiệp thay cho việc cho công nhân nghỉ việc hẳn. Bởi một thực tế đã từng diễn ra đó là khi không có nhu cầu, doanh nghiệp đã chấm dứt hợp đồng với công nhân để cắt giảm chi phí, nhưng khi có nhu cầu trở lại thì việc tuyển lao động mới lại gây ra rất nhiều tốn kém và bị động. Tuy nhiên, việc giữ chân người lao động bằng cách này cũng khó để mà cầm cự lâu dài khi doanh nghiệp không có đơn hàng, nguồn tài chính dần cạn kiệt. Về phía người lao động, khoản trợ cấp hay mức lương doanh nghiệp chi trả để duy trì cuộc sống tối thiểu trong thời gian giãn việc giúp họ vượt qua được khó khăn trước mắt, nhưng sẽ không thể thay thế được khoản thu nhập từ tiền lương khi có việc làm ổn định, bởi bên cạnh họ còn có gia đình. Nếu kéo dài có thể sẽ gây ra tình trạng dịch chuyển lao động không mong muốn giữa các ngành nghề, doanh nghiệp, giữa địa bàn này với địa bàn kia. Thực tế này đòi hỏi doanh nghiệp và cơ quan chức năng phải có giải pháp bền vững hơn.

Thời gian qua đã có nhiều gói hỗ trợ từ Nhà nước và các địa phương dành cho công nhân lao động, nhất là trong giai đoạn dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp. Tuy nhiên những chiếc “phao cứu sinh” như thế không phải lúc nào cũng có thể sử dụng, và ở một góc độ nào đó nó cũng tạo ra ít nhiều tư tưởng chờ đợi, ỉ lại.

Thay cho việc doanh nghiệp và người lao động phải căng mình chống chọi với những bất ổn do ngoại cảnh tác động, một số chuyên gia kinh tế đã khuyến nghị cần có sự thay đổi trong chính sách thu hút đầu tư. Các địa phương nên có sự chuyển dịch chủ trương thu hút đầu tư từ phân khúc gia công với suy nghĩ cốt sao lấp đầy các khu, cụm công nghiệp, sang thu hút chọn lọc doanh nghiệp ở những phân khúc có giá trị cao hơn hoặc lĩnh vực chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào, thị trường đầu ra. Có như thế mới bảo đảm việc làm cho số đông người lao động, bất ổn trong đời sống công nhân sẽ được hạn chế.

Tuệ Minh


Tuệ Minh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]