(Baothanhhoa.vn) - Trên đ ịa b àn t ỉnh Thanh H óa hi ện vẫn c òn hàng ch ục ngh ìn n ạn nh ân ch ất độc da cam (CĐDC)/dioxin, trong đ ó, th ế hệ thứ 3 (ch áu c ủa người trực tiếp tham gia chiến đấu bị nhiễm CĐDC) vẫn chưa được hưởng ch ính sách h ỗ trợ. Nhiều hộ gia đ ình có t ừ 2 nạn nh ân CĐDC tr ở l ên cũng chưa có chính sách tr ợ gi úp cho ngư ời phục vụ. Điều n ày khi ến cuộc sống của c ác gia đình n ạn nh ân CĐDC đã khó khăn l ại c àng khó khăn hơn.

Nhiều bất cập trong chính sách hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam

Trên đ ịa b àn t ỉnh Thanh H óa hi ện vẫn c òn hàng ch ục ngh ìn n ạn nh ân ch ất độc da cam (CĐDC)/dioxin, trong đ ó, th ế hệ thứ 3 (ch áu c ủa người trực tiếp tham gia chiến đấu bị nhiễm CĐDC) vẫn chưa được hưởng ch ính sách h ỗ trợ. Nhiều hộ gia đ ình có t ừ 2 nạn nh ân CĐDC tr ở l ên cũng chưa có chính sách tr ợ gi úp cho ngư ời phục vụ. Điều n ày khi ến cuộc sống của c ác gia đình n ạn nh ân CĐDC đã khó khăn l ại c àng khó khăn hơn.

Nhiều bất cập trong chính sách hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam

Di chứng chất độc da cam khiến bé Trần Thị Phượng, thôn 5, xã Hoằng Trinh (huyện Hoằng Hóa) bị bại não, mọi sinh hoạt cá nhân đều do người thân chăm sóc.

N ỗi đau dai dẳng

Thanh Hóa là một trong những tỉnh có số nạn nhân CĐDC nói chung và số nạn nhân CĐDC thế hệ thứ 3 nói riêng cao nhất cả nước. Theo thống kê của Hội Nạn nhân CĐDC/dioxin tỉnh Thanh Hóa, tính đến tháng 7-2019, toàn tỉnh có 14.482 trường hợp nạn nhân CĐDC đang được hưởng trợ cấp. Trong đó, có 8.784 người trực tiếp tham gia kháng chiến (nạn nhân CĐDC thế hệ thứ nhất) và 5.698 người là con đẻ của người trực tiếp tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học (nạn nhân CĐDC thế hệ thứ 2). Ngoài ra, còn 1.672 trường hợp là cháu của người trực tiếp tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học (nạn nhân CĐDC thế hệ thứ 3), đến nay vẫn chưa được hưởng trợ cấp. Phần lớn những đối tượng này đang phải chống chọi với nhiều căn bệnh nặng, ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe, đời sống của chính họ và cả gia đình, như: Câm điếc, liệt toàn thân, bại não, tâm thần...

Trong căn nhà cấp 4 tại thôn 5, xã Hoằng Trinh (huyện Hoằng Hóa), ông Trần Văn Tẹo, sinh năm 1948, một cựu chiến binh tại chiến trường Quảng Trị năm xưa vẫn cùng người vợ quanh năm đau yếu của mình lặng lẽ chăm sóc đứa cháu nội tật nguyền. Bé Trần Thị Phượng, năm nay 11 tuổi nhưng cả ngày chỉ quanh quẩn trên chiếc xe lăn. Cầm chiếc khăn lau nước dãi cho đứa cháu nhỏ, ông Tẹo nghẹn ngào: “Trông cháu thế này nhưng trí tuệ không bằng đứa trẻ 2 tuổi. Mọi sinh hoạt từ ăn uống đến vệ sinh cá nhân đều không chủ động được. Gia đình tôi cũng đưa cháu đi khám và chạy chữa khắp nơi nhưng không có kết quả. Các bác sỹ nói cháu bị bại não”.

Gồng mình giữ chặt cô cháu gái đang ngấu nghiến cắn bàn tay trong vô thức, ông Tẹo cho biết thêm: Tháng 4-1970, ông nhập ngũ vào đơn vị Trinh sát, Binh Đoàn 559 và tham gia chiến đấu ở chiến trường B, vùng bị quân đội Mỹ rải chất độc dioxin. Sau ngày đất nước hòa bình, ông Tẹo trở về quê nhà và lập gia đình rồi sinh được 6 người con (5 gái, 1 trai), trong đó, có người con gái thứ 3 bị nhiễm CĐDC từ ông (với biểu hiện bị bại não) rồi qua đời khi mới lên 6 tuổi. Nỗi đau mất con chưa kịp nguôi ngoai thì gia đình ông lại phải chịu thêm nỗi đau khác khi phát hiện đứa cháu nội vừa mới ra đời cũng mắc chứng bệnh như người con đã mất trước đây của ông. Thương con, thương cháu, hai vợ chồng ông chỉ biết thay nhau chăm sóc cho cháu để vợ chồng con trai có thời gian đi làm kiếm tiền nuôi sống cả gia đình.

Cùng chung nỗi đau da cam, ông Lê Quang Tư, sinh năm 1954, thôn 2, xã Hoằng Trinh, lại có hai cháu nội bị tật nguyền. Nguyên nhân cũng là do 2 cháu bé bị ảnh hưởng di chứng chất độc hóa học từ ông Tư. Kể về hoàn cảnh gia đình mình, ông Tư trải lòng: Vợ chồng ông sinh được 3 người con. Các con của ông đều có sức khỏe bình thường. Tuy nhiên, vợ chồng người con trai út lại sinh được 2 người con (1 trai, 1 gái) đều bị tật nguyền. Cháu Lê Quang Phát, năm nay 7 tuổi nhưng hình hài chỉ như đứa trẻ lên 3, cả ngày ngẩn ngơ, nói không rõ tiếng, đôi chân xiêu vẹo chỉ đi được vài bước là ngã vật xuống nền nhà. Còn bé gái Lê Thị Lan Nhi đã gần 3 tuổi nhưng vẫn chưa biết đứng, biết đi, quanh năm ốm yếu.

Cũng theo ông Tư, hiện nay cháu Phát đang được hưởng chế độ cho người tàn tật, còn cháu Nhi vẫn chưa được hưởng chế độ gì. Mặc dù ông Tư thuộc đối tượng nhiễm CĐDC (hưởng chế độ 61%) thế nhưng 2 cháu của ông vẫn chưa được đưa đi giám định và cũng chưa có chế độ dành cho nạn nhân CĐDC.

“Do di chứng CĐDC, hàng ngày tôi đang phải chống chọi với căn bệnh hen, một mắt phải bị mù, mỗi khi trở trời lại đau nhức. Thế nhưng, những nỗi đau ấy không bằng nỗi đau mỗi ngày chứng kiến những đứa cháu nhỏ bị bệnh tật hành hạ. Vợ chồng con trai tôi làm công nhân, tiền lương có bao nhiêu đều lo thuốc men cho 2 cháu. Mọi cho chi phí sinh hoạt cho gia đình phụ thuộc vào gánh hàng nhỏ ngoài chợ của vợ tôi. Tôi lại không làm được gì do phải ở nhà chăm sóc cho 2 cháu. Hoàn cảnh gia đình khó khăn, tôi lo lắng vài năm nữa khi vợ chồng tôi già yếu, không biết các con, cháu mình sẽ xoay sở thế nào” - Ông Tư chia sẻ.

C ần c ó nh ững ch ính sách h ỗ trợ

Nhiều bất cập trong chính sách hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam

Ông Lê Quang Tư, thôn 2, xã Hoằng Trinh (huyện Hoằng Hóa) có 2 cháu nội bị tật nguyền do di chứng CĐDC.

Chiến tranh đã lùi xa, nhưng di chứng của nó để lại vẫn hiện hữu trong ngôi nhà của nhiều người cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong… Để xoa dịu nỗi đau da cam, nhiều năm nay, ngành chức năng đã đề nghị về việc có chính sách hỗ trợ cho những nạn nhân CĐDC thế hệ thứ 3; hỗ trợ cho người phục vụ nạn nhân CĐDC, thế nhưng đến nay, đề nghị này vẫn chỉ nằm trên giấy.

Trên địa bàn tỉnh hiện có 1.672 trường hợp là nạn nhân CĐDC thế hệ thứ 3, trong đó, nhiều trường hợp đang phải chịu đời sống thực vật và phụ thuộc hoàn toàn vào sự chăm sóc của người thân. Tuy vậy cho đến nay, các đối tượng này mới chỉ được hưởng chế độ trợ giúp xã hội dành cho người khuyết tật nói chung chứ không được hưởng chế độ theo chính sách người có công như nạn nhân CĐDC thế hệ thứ 2.

Cũng theo Chỉ thị 14-CT/TW ngày 19-7-2017 của Ban Bí thư về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người có công với cách mạng, nêu rõ: “…thực hiện chế độ, chính sách đối với người bị ảnh hưởng bởi chất độc hóa học thế hệ thứ 3 của người tham gia kháng chiến bị ảnh hưởng bởi chất độc hóa học”. Tuy nhiên, đến nay nạn nhân thế hệ thứ 3 vẫn chưa có chính sách hỗ trợ nào. Tỉnh Hội, Trung ương Hội đã nhiều lần đề xuất lên cấp trên nhưng chính sách cho đối tượng này vẫn còn bỏ ngỏ.

Trao đổi về vấn đề này, ông Phạm Quang Thư, Phó Chủ tịch Hội Nạn nhân CĐDC/dioxin tỉnh Thanh Hóa, cho biết: Đây không phải là tình trạng riêng của tỉnh Thanh Hóa mà là tình trạng chung của cả nước. Thực tế, nạn nhân CĐDC thế hệ thứ 3 đang phải chịu mất mát và bị thiệt thòi rất lớn, do ông hoặc bà, hoặc cả ông và bà, bố hoặc mẹ là các nạn nhân chất độc hóa học, luôn ốm đau, bệnh tật, không có điều kiện chăm sóc các cháu. Những gia đình nạn nhân CĐDC phần lớn là những hộ có điều kiện kinh tế khó khăn. Nhiều gia đình có từ 2-4 người là nạn nhân CĐDC, không có khả năng lao động. Vì vậy, chính sách hỗ trợ cho nạn nhân CĐDC thế hệ thứ 3 là rất cần thiết.

Cũng theo ông Thư, đối với người chăm sóc cho nạn nhân CĐDC, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 16/2004/QĐ-TTg ngày 05-02-2004 về việc trợ giúp đối với hộ gia đình có từ 2 nạn nhân CĐDC trở lên không tự phục vụ được do bị nhiễm chất độc hóa học của Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam. Nhiều tỉnh thành trong cả nước đã triển khai nhiều năm nay, tuy nhiên hiện nay, Thanh Hóa vẫn chưa thực hiện được.

Qua rà soát, toàn tỉnh hiện có 135 hộ có từ 2 nạn nhân trở lên mất khả năng tự phục vụ. Cụ thể, có 81 hộ có 2 nạn nhân CĐDC; 38 hộ có 3 nạn nhân CĐDC và 16 hộ có 4 nạn nhân CĐDC không tự phục vụ được. Theo quy định, mức hỗ trợ là 200 nghìn đồng đối với hộ có 2 nạn nhân CĐDC; 300 nghìn đồng với hộ có 3 nạn nhân CĐDC và 400 nghìn đồng với hộ có 4 nạn nhân CĐDC. Đây đều là những hộ nạn nhân CĐDC đặc biệt khó khăn, có hộ có nạn nhân nằm liệt 30 năm nay, hoàn cảnh vô cùng thương tâm.

Ông Thư cũng cho biết thêm: Chia sẻ với những khó khăn của nạn nhân CĐDC thế hệ thứ 3 và những hộ có từ 2 nạn nhân trở lên, chúng tôi thường ưu tiên những nguồn hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho các đối tượng này. Vào những dịp lễ, tết, chúng tôi cũng thường trích 1 phần quỹ để thăm hỏi động viên, tuy nhiên, nguồn quỹ của Hội Nạn nhân CĐDC/dioxin tỉnh còn hạn nên không thể quan tâm hết được tất cả các đối tượng trên địa bàn tỉnh. Chúng tôi mong Nhà nước có chính sách cụ thể để hỗ trợ cho những nạn nhân CĐDC thế hệ thứ 3. Đồng thời, đề nghị ngành chức năng trong tỉnh quan tâm có chính sách trợ giúp cho người phục vụ đối với những hộ có từ 2 nạn nhân CĐDC trở lên nhằm xoa dịu nỗi đau da cam còn dai dẳng và giúp họ bớt những khó khăn trong cuộc sống.

Thu Hà- Hoàng Giang


Thu Hà- Hoàng Giang

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]