(Baothanhhoa.vn) - Thời gian qua, hoạt động thông tin truyền thông không chỉ giúp các địa phương trên địa bàn tỉnh triển khai chính sách kịp thời, đầy đủ, mà còn giúp người nghèo nắm được các thông tin, chính sách và học hỏi các gương sáng vươn lên thoát nghèo. Với mục tiêu triển khai chương trình giảm nghèo bền vững năm 2020 đạt hiệu quả, cùng với thực hiện đồng bộ các giải pháp và sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị, tỉnh tiếp tục tăng cường hỗ trợ truyền thông, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội về công tác giảm nghèo nhằm khơi dậy tinh thần tự lực vươn lên thoát nghèo.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hiệu quả chương trình truyền thông và giảm nghèo về thông tin

Thời gian qua, hoạt động thông tin truyền thông không chỉ giúp các địa phương trên địa bàn tỉnh triển khai chính sách kịp thời, đầy đủ, mà còn giúp người nghèo nắm được các thông tin, chính sách và học hỏi các gương sáng vươn lên thoát nghèo. Với mục tiêu triển khai chương trình giảm nghèo bền vững năm 2020 đạt hiệu quả, cùng với thực hiện đồng bộ các giải pháp và sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị, tỉnh tiếp tục tăng cường hỗ trợ truyền thông, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội về công tác giảm nghèo nhằm khơi dậy tinh thần tự lực vươn lên thoát nghèo.

Hiệu quả chương trình truyền thông và giảm nghèo về thông tin

Người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số bản Xắng Hằng, xã Yên Khương (Lang Chánh) được khám chữa bệnh và cấp phát thuốc miễn phí.

Theo ông Lê Minh Hành, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, việc chuyển đổi và áp dụng phương pháp tiếp cận đo lường nghèo đơn chiều sang đo lường nghèo đa chiều trong giai đoạn 2016-2020 được thực hiện không chỉ bằng nhóm tiêu chí thu nhập mà bằng cả nhóm tiêu chí phi thu nhập, bao gồm: khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch, vệ sinh môi trường và thông tin. Chính vì vậy, nhận thức và hành động của nhiều ngành, nhiều cấp và của chính người dân - đối tượng trực tiếp của các chính sách giảm nghèo đòi hỏi phải thay đổi.

Nhằm nâng cao nhận thức của người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, các sở, ngành và địa phương đã tổ chức thực hiện các hoạt động truyền thông về giảm nghèo rất phong phú và đa dạng, tùy theo chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị. Tại các huyện, thị xã, thành phố đã tích cực tuyên truyền trên đài truyền thanh cấp huyện, cấp xã và các hình thức tuyên truyền khác trên địa bàn về công tác giảm nghèo và an sinh xã hội, như: treo băng rôn, pano truyền thông giảm nghèo ở các vị trí công cộng; tổ chức đối thoại chính sách giảm nghèo ở cơ sở giữa lãnh đạo các cơ quan chuyên môn với Nhân dân nhằm nâng cao nhận thức đối với người nghèo, cận nghèo và hộ mới thoát nghèo; phát hành tài liệu về công tác giảm nghèo, tờ rơi tuyên truyền chính sách và hướng dẫn cán bộ giảm nghèo và người dân về quy trình rà soát thống kê hộ nghèo hàng năm...

Đơn cử như tại huyện Cẩm Thủy, xác định công tác giảm nghèo là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, huyện đã lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án và triển khai các giải pháp để tổ chức thực hiện, trong đó, truyền thông về giảm nghèo đóng vai trò quan trọng. Ông Nguyễn Hải Sâm, Trưởng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Cẩm Thủy cho biết: Bên cạnh triển khai kịp thời các chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước, huyện đã đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức để người dân phát huy tinh thần tự lực vươn lên thoát nghèo bền vững. Trong đó xác định, công tác tuyên truyền phải được tổ chức thường xuyên, liên tục, nội dung tuyên truyền có trọng tâm, trọng điểm, như: Thông tin về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác giảm nghèo nhanh và bền vững; chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020; các chính sách hỗ trợ người dân thiếu vốn, thiếu đất sản xuất; đề án phát triển giáo dục; biểu dương các mô hình sản xuất, kinh doanh giỏi, gương điển hình thoát nghèo để nhân rộng trong cộng đồng dân cư..., góp phần thực hiện tốt công tác giảm nghèo bền vững, nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm đáng kể, từ 16,25% năm 2012 xuống còn 2,71% cuối năm 2019.

Truyền thông và giảm nghèo về thông tin là một trong 5 chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành theo Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 2-9-2016. Đến nay, chương trình giảm nghèo về thông tin góp phần rất lớn trong công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn toàn tỉnh. Để triển khai dự án truyền thông và giảm nghèo về thông tin trên địa bàn tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tập trung vào 3 mục tiêu chính là: Nâng cao năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác TT&TT về công tác giảm nghèo cho cán bộ văn hóa - xã hội, thông tin cơ sở; nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội về công tác giảm nghèo; tăng cường nội dung thông tin, đa dạng hình thức thể hiện đáp ứng yêu cầu công tác tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị ở địa phương, nâng cao khả năng tiếp cận thông tin của người dân. Trên cơ sở đó, Sở TT&TT đã phối hợp với các ngành chức năng, các huyện, thành phố tập huấn kiến thức, kỹ năng cơ bản về quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình, dự án, chính sách giảm nghèo cho 100% cán bộ làm công tác giảm nghèo. Việc tuyên truyền được thực hiện lồng ghép tại các buổi tuyên truyền, vận động tới từng tổ dân phố, thôn, bản; trong đó chú trọng việc sắp xếp thứ tự ưu tiên đối tượng hỗ trợ nhằm đảm bảo tính khách quan, minh bạch; bảo đảm các hộ được hỗ trợ phải đáp ứng các điều kiện chưa có phương tiện nghe, xem, có nhu cầu và cam kết sử dụng đúng mục tiêu phương tiện được trang bị... Kết quả, năm 2019, đã tổ chức 8 lớp đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ thông tin tuyên truyền về chính sách giảm nghèo cho cán bộ thông tin và truyền thông tại 12 huyện với 834 học viên là cán bộ văn hóa, truyền thanh và cộng tác viên tuyên truyền của các xã; đặt hàng xuất bản 2 xuất bản phẩm: “Hướng dẫn kỹ thuật một số loại rau, củ, quả an toàn” và “Hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi vịt và ngan an toàn sinh học” với số lượng 6.292 bản chuyển cấp phát cho phòng văn hóa và thông tin, đài truyền thanh, hội phụ nữ cấp huyện; các điểm bưu điện văn hóa, đài truyền thanh, hội phụ nữ, hội nông dân các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Đầu tư hỗ trợ phương tiện tác nghiệp phục vụ thông tin cổ động cho 4 huyện nghèo (Mường Lát, Quan Sơn, Quan Hóa, Bá Thước) và 19 xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu và xã bãi ngang ven biển; tổ chức được 16 cuộc đối thoại giảm nghèo cấp xã tại 4 huyện gồm Tĩnh Gia, Thọ Xuân, Ngọc Lặc, Thạch Thành cho 1.573 người là cán bộ cấp xã, cấp thôn bản, thành viên thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ khá, giàu. Chủ trì phối hợp với các sở, ngành có liên quan tổ chức 4 lớp tập huấn truyền thông về giảm nghèo cho 224 cán bộ tuyên truyền viên, báo cáo viên, cộng tác viên giảm nghèo cấp xã; 3 lớp tập huấn truyền thông về giảm nghèo cho 162 cán bộ tuyên truyền viên, báo cáo viên thôn, bản và đại diện cộng đồng.

Thời gian tới, công tác truyền thông và giảm nghèo về thông tin tiếp tục được triển khai với việc huy động thêm các nguồn lực từ cộng đồng, doanh nghiệp và người dân để thực hiện có hiệu quả, bền vững mục tiêu giảm nghèo đề ra. Nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của hệ thống truyền thanh cơ sở trong việc tuyên truyền, đưa chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, của tỉnh về các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội nói chung và chính sách về giảm nghèo bền vững nói riêng đến mọi tầng lớp Nhân dân. Sử dụng đa dạng hình thức tuyên truyền đến tận cơ sở; đảm bảo nội dung thông tin tuyên truyền phong phú, đa dạng, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu thông tin thiết thực của người dân.

Bài và ảnh: Trần Hằng


Bài và ảnh: Trần Hằng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]