(Baothanhhoa.vn) - Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) - được coi là “kẻ giết người” thầm lặng vì diễn biến âm thầm của bệnh làm cho người bệnh dễ nảy sinh tâm lý chủ quan. Khi bệnh chuyển nặng có thể gây nên các biến chứng đe dọa tính mạng, làm suy yếu sức khỏe, giảm chất lượng cuộc sống, giảm tuổi thọ như:

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hãy sống lành mạnh, khoa học để phòng chống bệnh đái tháo đường

Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) - được coi là “kẻ giết người” thầm lặng vì diễn biến âm thầm của bệnh làm cho người bệnh dễ nảy sinh tâm lý chủ quan. Khi bệnh chuyển nặng có thể gây nên các biến chứng đe dọa tính mạng, làm suy yếu sức khỏe, giảm chất lượng cuộc sống, giảm tuổi thọ như:

Bác sĩ Bệnh viện Nội tiết Thanh Hóa tư vấn dinh dưỡng hợp lý cho bệnh nhân đái tháo đường.

Biến chứng tim mạch, biến chứng về mắt, suy thận, tổn thương hệ thần kinh, nhiễm trùng làm tổn thương bộ phận cơ thể như các chi, có thể dẫn đến phải cắt cụt chi. Mỗi năm trên thế giới có trên 5 triệu người chết do liên quan đến bệnh ĐTĐ. Riêng ở Việt Nam, mỗi ngày có 150 người tử vong do các biến chứng từ tiểu đường, gấp 7 lần so với tai nạn giao thông và 4,5 lần so với HIV/AISD... Theo thống kê của Bệnh viện Nội tiết tỉnh, độ tuổi trung bình của người bệnh ĐTĐ thường từ 45 - 65 tuổi. Tuy nhiên, những năm gần đây, những người được phát hiện mắc bệnh ở độ tuổi dưới 40 lại đang có xu hướng gia tăng. Bên cạnh các yếu tố khách quan gây bệnh ĐTĐ như di truyền, lão hóa, thì nguyên nhân chính làm tăng nguy cơ mắc bệnh là do chế độ dinh dưỡng không hợp lý, thiếu hoạt động thể lực, hút thuốc và lạm dụng rượu, bia...

Gần 1 năm nay, chị Lê Thị Liên (huyện Nông Cống) phải thường xuyên nhập viện điều trị vì chán ăn, mệt mỏi, thường xuyên bị hoa mắt chóng mặt, lượng đường trong máu lên tới trên 7 mmol/l. Sau khi thực hiện các xét nghiệm, bác sĩ cho biết, bệnh nhân đã có dấu hiệu mắc ĐTĐ type 2. Nguyên nhân chủ yếu là do thói quen sinh hoạt không khoa học. Điều đáng nói là dù đã được các bác sĩ cảnh báo nhưng việc thăm khám cũng như điều trị bệnh chưa được chị Liên thực sự quan tâm.

Hay như bà Nguyễn Thị Vinh (thị xã Bỉm Sơn), đã có 10 năm “gắn bó” với căn bệnh ĐTĐ, nhiều lần phải nhập viện điều trị. Bà Vinh chia sẻ: Thấy mệt mỏi, đau nhức ngực trái, không ăn không ngủ được, tôi đi khám được chẩn đoán ĐTĐ type 2, tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim, rối loạn tuần hoàn não... phải nhập viện. Sau hơn 1 tuần điều trị đến nay các triệu chứng của bệnh đã giảm, các chỉ số xét nghiệm về máu ổn định, sức khỏe đã được cải thiện nhiều.

Theo báo cáo, 9 tháng năm 2018, Bệnh viện Nội tiết tỉnh đã tiếp nhận 49.640 lượt bệnh nhân đến khám, điều trị nội trú cho 3.430 bệnh nhân, trong đó bệnh ĐTĐ là chủ yếu, có khoảng gần một nửa bệnh nhân mắc ĐTĐ type 2 ở độ tuổi từ 20-40, 50% bệnh nhân bị biến chứng gây tê bì chân tay, tổn thương thận, suy thận, tổn thương đáy mắt, tắc mạch chi gây hoại tử...

Xác định thực hiện tốt các hoạt động phòng chống bệnh ĐTĐ là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, những năm gần đây, ngành y tế đã có nhiều nỗ lực nhằm hạn chế tỷ lệ người mắc và tăng cường công tác điều trị cho người bệnh ĐTĐ. Hiện tại, mạng lưới quản lý, điều trị bệnh ĐTĐ trên địa bàn tỉnh được củng cố và hoàn thiện tương đối đồng bộ từ tuyến tỉnh đến huyện, hoạt động nâng cao nhận thức của cộng đồng về bệnh ĐTĐ và năng lực chuyên môn cho cán bộ y tế được tăng cường, nhất là tăng cường năng lực y tế cơ sở trong dự phòng, phát hiện sớm, quản lý điều trị bệnh ĐTĐ. Tất cả các bệnh viện đều có máy sinh hóa, máy siêu âm, máy điện tim, máy XQ đủ điều kiện để triển khai khám và điều trị cho bệnh nhân ĐTĐ; các bệnh viện đã xét nghiệm được các chỉ số giúp cho chẩn đoán và điều trị bệnh ĐTĐ type 2 chưa có biến chứng nặng, đánh giá được biến chứng tim (bệnh mạch vành thông qua làm điện tim), biến chứng thận (protein niệu); đa số các bệnh viện đã xét nghiệm đường huyết lúc đói 2 lần hoặc làm nghiệm pháp tăng đường huyết để chẩn đoán xác định cho những bệnh nhân mới lần đầu... Tại Bệnh viện Nội tiết tỉnh, nhằm giúp người dân có kiến thức phòng bệnh và phát hiện bệnh kịp thời, bệnh viện đã tập trung đẩy mạnh các hoạt động dự phòng, trong đó đặc biệt chú trọng đến công tác tuyên truyền. Bằng nhiều hình thức như thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, tờ rơi, áp phích, tranh cổ động, tư vấn đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao nhận thức cho người dân hiểu và biết cách phòng, sống chung an toàn với căn bệnh này. Trong năm 2018, bệnh viện đã tiến hành 2 đợt khám sàng lọc ĐTĐ tại cộng đồng cho 6.188 người tại 30 xã/9 huyện trong tỉnh và đã phát hiện 484 người mắc bệnh ĐTĐ (chiếm tỷ lệ 8%), 385 người mắc tiền ĐTĐ (chiếm tỷ lệ 6%).

Ông Hà Khánh Dư, Giám đốc Bệnh viện Nội tiết tỉnh cho biết: ĐTĐ là căn bệnh rối loạn chuyển hóa carbonhydrat, gây tăng đường huyết mãn tính do thiếu hụt insulin hoặc hoạt động của insulin ở mức độ khác nhau dẫn đến tăng đường máu gây nhiều biến chứng cấp tính và mãn tính. Bệnh diễn biến âm thầm, nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến bệnh tim mạch và nhiều bệnh lý nguy hiểm. Hiện có tới 69,9% người mắc bệnh không biết mình mắc bệnh, 85% phát hiện ra bệnh khi đã có biến chứng nguy hiểm. Do đó, việc kiểm soát, phát hiện sớm bệnh ĐTĐ giúp cho quá trình điều trị đạt kết quả cao nhất, kiểm soát, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm và giảm chi phí điều trị cho người bệnh.

Để người dân hiểu biết hơn về bệnh ĐTĐ và có các biện pháp bảo vệ sức khỏe của mình, thời gian tới, ngành y tế chỉ đạo các đơn vị trực thuộc cần tăng cường công tác đào tạo và củng cố mạng lưới chuyên khoa tuyến cơ sở, phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng làm tốt công tác truyền thông nhằm giảm các yếu tố nguy cơ cao gây bệnh, đồng thời khám, quản lý và điều trị cho những người đã được phát hiện, giảm tỷ lệ người bệnh không được phát hiện trong cộng đồng; theo dõi và điều trị có hệ thống cho người mắc bệnh đã phát hiện theo phác đồ của Bộ Y tế; triển khai và duy trì mô hình quản lý bệnh ĐTĐ trên phạm vi toàn tỉnh. Quan trọng hơn cả, mỗi người dân cần có ý thức cao trong giữ gìn sức khỏe, tăng cường luyện tập thể dục, thể thao, có chế độ sinh hoạt điều độ và thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ tại các cơ sở y tế.


Bài và ảnh: Tô Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]