(Baothanhhoa.vn) - Vì có nhu cầu tìm người trông con nên tôi được nhiều chị, em trong xóm giới thiệu đến những cơ sở giữ trẻ tư nhân để gửi con. Trong đó có bà T.,  ở phường Đông Sơn, TP Thanh Hóa. Hiện bà T. đang trông giữ 3 đứa trẻ, từ 3 đến 5 tuổi. Các cháu ở đây chủ yếu là con của công nhân Khu Công nghiệp Lễ Môn. Thường nhóm trẻ bà trông giữ dao động từ 5 - 7 trẻ, có khi nhiều hơn nhưng chưa lúc nào đến 10 trẻ.

Gửi con ở điểm trông trẻ tự phát mùa dịch bệnh

Vì có nhu cầu tìm người trông con nên tôi được nhiều chị, em trong xóm giới thiệu đến những cơ sở giữ trẻ tư nhân để gửi con. Trong đó có bà T., ở phường Đông Sơn, TP Thanh Hóa. Hiện bà T. đang trông giữ 3 đứa trẻ, từ 3 đến 5 tuổi. Các cháu ở đây chủ yếu là con của công nhân Khu Công nghiệp Lễ Môn. Thường nhóm trẻ bà trông giữ dao động từ 5 - 7 trẻ, có khi nhiều hơn nhưng chưa lúc nào đến 10 trẻ.

Gửi con ở điểm trông trẻ tự phát mùa dịch bệnhKhi dịch COVID-19 xảy ra, phần đông phụ huynh buộc phải cậy nhờ, gửi con ở các điểm giữ trẻ tự phát (ảnh minh họa).

Bà T. cho biết: “Bà từng làm công nhân nhưng đã nghỉ từ lâu, giờ thấy công nhân không có nơi gửi trẻ nên bà nhận chăm giữ trẻ với giá 2 triệu 500 ngàn đồng/bé/tháng. Ban đầu trông một nhóm trẻ như vậy cũng vất vả nhưng dần quen thấy rất vui và rèn được các cháu vào nền nếp sinh hoạt, ăn, ngủ đúng giờ. Hằng ngày, bà nấu một nồi cháo cho các cháu ăn 3 bữa: sáng, trưa và chiều.

Theo lời chị Trần Thị Hương, công nhân làm việc trong Khu Công nghiệp Lễ Môn, trước khi gửi con ở nhóm trẻ của bà T., chị đã tìm hiểu kỹ. Giá trông trẻ phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình, nhà bà T. lại ngay ngõ bên nên đón con rất tiện. Hơn nữa, ở đây bà T. cho các con ăn 3 bữa: sáng, trưa và chiều, chị đỡ cập rập hơn khi phải cho con ăn vào buổi sáng.

“Thời gian gửi con từ 6h30 đến 17h30 nhưng có khi về muộn hoặc bận việc, em cũng có thể gửi quá một chút. Hiện con trai em hơn 2 tuổi nhưng em đã gửi cháu từ lúc 9 tháng. Mặc dù biết chế độ ăn uống ở đây chưa được đầy đủ và cách dạy dỗ, chăm sóc chưa như mong muốn nhưng vì thuận tiện và giá cả phù hợp với thu nhập nên gia đình quyết định gửi con đến khi cháu lên ba tuổi mới cho đi mẫu giáo”, chị Hương chia sẻ.

Tương tự, không thể gửi con về quê, cũng không có người thân lên chăm, vợ chồng chị Nguyễn Thị Thanh, ở phường Đông Sơn, TP Thanh Hóa phải đưa con gái gần 3 tuổi đến một điểm giữ trẻ của bà H. trên đường Lạc Long Quân. Chị Thanh kể: “Khi có thông báo thành phố áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội theo tinh thần Chỉ thị số 16/CT-TTg, điều đầu tiên tôi gọi cho bà H. năn nỉ, nói khó để bà nhận chăm con cho mình. Bởi, dịch bệnh diễn biến phức tạp bà chỉ giữ một vài trẻ thôi. Nếu gọi muộn thì bà sẽ không nhận nữa. Hiện, bà H. đang chăm sóc 4 trẻ. Lúc cao điểm, cơ sở của bà H. có thể chăm sóc đến 9 trẻ”.

Khi được hỏi gia đình có lo lắng khi gửi con đến nơi đông người trong giai đoạn dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, nếu chẳng may có người bị nhiễm COVID-19 thì sẽ như thế nào, chị Thanh trả lời bằng một câu hỏi đóng: “Mùa dịch, ai cũng hỏi có lo lắng khi gửi con ở nhà bà hay không. Nói thật là lo nhưng không gửi bà thì biết gửi đâu?”.

Lướt trên các nhóm cộng đồng mạng xã hội, cũng có nhiều tài khoản facebook đăng thông tin cần tìm chỗ giữ con, nhận giữ trẻ. Những bài đăng thu hút nhiều sự quan tâm của công nhân, người lao động... bằng các bình luận hỏi thăm và cho số điện thoại, địa chỉ để liên hệ. Có cầu ắt có cung, hàng loạt những người trông giữ trẻ có quy mô nhỏ đã lách luật vẫn nhận trông trẻ mặc dù cửa trường, nhóm lớp vẫn đóng theo quy định phòng, chống dịch.

Nhìn nhận thực tế thì tôi hiểu, biết được khó khăn của phụ huynh có con nhỏ trong mùa dịch. Nhưng tôi chỉ đặt một giả thuyết, nếu ở trong nhóm trẻ có người trong gia đình trông trẻ, hoặc phụ huynh đến đón con bị nhiễm COVID-19 thì nguy cơ nhiễm bệnh của các em là rất cao. Đó là còn chưa kể những nỗi lo vô hình về chế độ dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hàng ngày; việc vệ sinh cá nhân; cách chăm sóc, giáo dục, phòng tránh rủi ro, tai nạn thương tích... cho trẻ vẫn chưa được các điểm giữ trẻ tự phát quan tâm đúng mức. Điểm giữ trẻ là nhà riêng, bếp ăn đặt trong nhà nên nguy cơ tai nạn bỏng là rất cao nếu trẻ nô đùa, chạy nhảy mà thiếu sự giám sát chặt chẽ. Bên cạnh đó, không ai có thể đảm bảo vấn nạn bạo hành về thể chất, tinh thần sẽ không xảy ra ở các điểm tự phát với những trẻ hơi hiếu động, lười ăn, nghịch phá... Bởi, các cơ sở giữ trẻ tư nhân tự phát đều trong tình trạng “ba không”: không có giấy phép hoạt động; người trông giữ trẻ không có chứng chỉ, nghiệp vụ hành nghề; không đảm bảo an toàn về các điều kiện chăm sóc trẻ.

Hệ lụy kéo theo là nhiều bé không được ăn ngủ đầy đủ, khoa học dẫn đến suy dinh dưỡng, phát sinh bệnh tật. Không ít phụ huynh xót xa khi đến đón con nhìn thấy con em trầy xước mặt mày hoặc cơ thể có những vết bầm tím nhưng vẫn phải “ngậm bồ hòn làm ngọt” vì tìm được một điểm giữ trẻ gần nhà, nhất là trong mùa dịch không phải là chuyện dễ.

Chăm sóc trẻ mầm non chưa bao giờ là chuyện dễ dàng, nếu không có nghiệp vụ và kỹ năng thì nguy cơ xảy ra tai nạn cho trẻ là thường trực, như: bị nghẹn, điện giật, bỏng hay tắc đường thở do dị vật. Tuy vậy, trong thực tế khi dịch COVID-19 xảy ra, phần đông phụ huynh buộc phải cậy nhờ, gửi con ở những cá nhân không được đào tạo bài bản về công tác chăm dạy trẻ (người già, người làm nghề tự do), nên khi có tình huống rủi ro xảy ra họ sẽ không biết cách xử lý. Đây là điều phụ huynh cần hết sức lưu ý và thận trọng khi gửi con ở ngoài, nhất là với những trẻ trong độ tuổi từ 2 - 3 tuổi.

Bài và ảnh: Tăng Thúy



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]