(Baothanhhoa.vn) - Sau khi hoàn thành nhiệm vụ của một thanh niên xung phong (TNXP), trở về quê, ông Phạm Văn Kính ở thôn Hà Liên, xã Mỹ Lộc (Hậu Lộc) quyết định gắn bó với mảnh đất nơi mình đã sinh ra. Ở vùng quê nghèo khó, ông luôn trăn trở tìm cách thoát nghèo và đã thành công với mô hình trang trại chăn nuôi đại gia súc, cải tạo, nâng cao tầm vóc đàn bò.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Cựu thanh niên xung phong tiên phong phát triển trang trại gia súc, cải tạo, nâng cao tầm vóc đàn bò

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ của một thanh niên xung phong (TNXP), trở về quê, ông Phạm Văn Kính ở thôn Hà Liên, xã Mỹ Lộc (Hậu Lộc) quyết định gắn bó với mảnh đất nơi mình đã sinh ra. Ở vùng quê nghèo khó, ông luôn trăn trở tìm cách thoát nghèo và đã thành công với mô hình trang trại chăn nuôi đại gia súc, cải tạo, nâng cao tầm vóc đàn bò.

Cựu thanh niên xung phong tiên phong phát triển trang trại gia súc, cải tạo, nâng cao tầm vóc đàn bò

Cán bộ Hội Cựu TNXP huyện, xã thăm mô hình trang trại chăn nuôi đại gia súc của gia đình cựu TNXP Phạm Văn Kính, thôn Hà Liên, xã Mỹ Lộc.

Cũng như nhiều hộ dân khác, gia đình cựu TNXP Phạm Văn Kính sinh sống chủ yếu dựa vào nghề trồng lúa và chăn nuôi gia cầm nhỏ lẻ, manh mún, nên kinh tế của gia đình gặp nhiều khó khăn, nhất là các khoản chi phí nuôi 5 người con ăn học. Những năm các con còn nhỏ, ông Kính tự cải tạo 2 chiếc xe kéo và vay mượn, dành dụm mua 2 con trâu về nuôi làm nghề vận chuyển xe trâu trong xã. Nhiều người thấy ông chịu khó, vất vả nên thuê ông vận chuyển vật liệu xây dựng, hàng hóa, lúa, gạo... Sau nhiều năm làm nghề, ông Kính nhận thấy đàn trâu của địa phương tầm vóc nhỏ nên sức kéo không bền, hai con trâu đang làm sức kéo của gia đình cũng vậy nên hiệu quả vận chuyển không cao. Thời điểm đó lại có nhiều loại xe cơ giới, như: Máy cày, xe công nông và xe vận tải nhỏ thay thế. Phương tiện vận chuyển bằng xe trâu không còn phù hợp, ông Kính quyết định chuyển sang nuôi lợn nái và bò đực giống để cải tạo chất lượng đàn bò của gia đình và ấp ủ sẽ nhân đàn để phát triển thành trang trại chăn nuôi gia súc. Với nhiều dự định đã được vạch ra trong suy nghĩ, nhưng do chưa có vốn và kinh nghiệm sản xuất nên gia đình ông Kính làm từng bước một để “tích tiểu thành đại”.

Được sự động viên của vợ con và sự quan tâm hỗ trợ của cấp ủy, chính quyền địa phương, năm 2001, ông Kính ra tận Ba Vì (Hà Tây, nay là Hà Nội) mua 2 con bò đực giống lai sind về nuôi phối giống trực tiếp với 3 con bò cái sinh sản của gia đình và đàn bò cái vàng địa phương để cải tạo chất lượng đàn bò. Tuy gặp nhiều khó khăn, nhưng với ý chí của người lính Cụ Hồ, ông Kính nỗ lực vượt khó, thường xuyên đến nhà các hộ chăn nuôi trâu, bò ở địa phương để chia sẻ kinh nghiệm, phối giống bò... để có thêm thu nhập cho gia đình, vừa giúp các hộ dân trong xã nuôi bò cái cải tạo đàn, nâng cao tầm vóc, chất lượng thịt và tăng giá trị thu nhập. Thấy có hiệu quả, cựu TNXP Phạm Văn Kính tiếp tục đề xuất với chính quyền địa phương và được tạo điều kiện nhận thầu 2,5 ha mở rộng trang trại chăn nuôi gia súc của gia đình, làm chuồng trại, trồng cỏ làm thức ăn, bãi chăn thả và cải tạo một phần đào ao thả cá kết hợp thả trâu, bò, tăng thu nhập.

Để có thêm kiến thức, kinh nghiệm xây dựng mô hình kinh tế tổng hợp, ông Kính chủ động, tích cực tham gia các lớp tập huấn, phổ biến kiến thức, khoa học - kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt do các cấp tổ chức. Nhờ biết kết hợp các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, từ năm 2001 đến nay, mô hình kinh tế trang trại chăn nuôi gia súc của gia đình ông Kính luôn duy trì ổn định hơn 10 con trâu, bò trở lên. Cao điểm nhất lên tới 27 con. Số lượng đàn lớn, nhưng lao động chính của trang trại chủ yếu là hai vợ chồng cựu TNXP Kính, nay có thêm người con trai út cùng tham gia với bố mẹ. Ông Kính chia sẻ: “Chăn nuôi trâu, bò không tốn nhiều công sức, hơn nữa nuôi nhốt trong chuồng có rất nhiều lợi ích từ khâu chăm sóc đến chủ động phòng chống dịch bệnh, nhất là quá trình chăm sóc bò mẹ trong khi sinh nở thuận lợi hơn rất nhiều so với chăn nuôi thả rông trước đây. Tỷ lệ tăng đàn luôn ổn định, mỗi năm gia đình tôi có thêm từ 2 con bê trở lên, bán khoảng 2 đến 5 con thịt. Dẫu còn nhiều khó khăn, nhưng chăn nuôi trâu, bò cùng với ao cá và các loại cây trồng khác đang đem lại nguồn lợi kinh tế cao cho gia đình”.

Không chỉ làm giàu cho mình trên mảnh đất khó, vợ chồng cựu TNXP Phạm Văn Kính còn giúp người con gái thứ xây dựng trang trại chăn nuôi gia súc với số lượng 40 con trên địa bàn xã; mở ra một hướng làm ăn mới cho nhiều gia đình nông dân trong vùng nuôi bò lai sind, bò Rockman, bò BBB thoát nghèo. Đây cũng chính là động lực để vợ chồng cựu TNXP Phạm Văn Kính cùng các con tiếp tục lao động sản xuất, góp phần xây dựng nông thôn mới của địa phương.

Bài và ảnh: Minh Trang



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]