(Baothanhhoa.vn) - Nhằm quản lý tốt chất lượng vật tư nông nghiệp (VTNN) và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP) nông, lâm, thủy sản, huyện Hoằng Hóa đã tăng cường các giải pháp đưa hoạt động kinh doanh VTNN, các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông, lâm, thủy sản đi vào nền nếp, góp phần hạn chế tối đa tình trạng gian lận thương mại, bảo vệ sản xuất và bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Hoằng Hóa tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản

Nhằm quản lý tốt chất lượng vật tư nông nghiệp (VTNN) và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP) nông, lâm, thủy sản, huyện Hoằng Hóa đã tăng cường các giải pháp đưa hoạt động kinh doanh VTNN, các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông, lâm, thủy sản đi vào nền nếp, góp phần hạn chế tối đa tình trạng gian lận thương mại, bảo vệ sản xuất và bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng.

Một cửa hàng kinh doanh vật tư nông nghiệp tại xã Hoằng Châu (Hoằng Hóa).

Trong đó, huyện đã tập trung chỉ đạo thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền về quản lý chất lượng VTNN và ATTP nông, lâm, thủy sản thông qua các hội nghị, tập huấn, lễ mít tinh và treo các băng rôn, khẩu hiệu, tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh, góp phần tác động đến nhận thức của người sản xuất, kinh doanh VTTN và ATTP. Các địa phương cũng tổ chức cho 4.960 cơ sở, hộ chăn nuôi ký cam kết sản xuất thực phẩm an toàn, nói không với chất cấm trong chăn nuôi, hạn chế cơ bản việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong trồng trọt. Người tiêu dùng trên địa bàn huyện đã từng bước lựa chọn mua thực phẩm tại các cửa hàng, đại lý, cơ sở sản xuất, chế biến có đủ điều kiện vệ sinh ATTP; chọn mua VTNN tại các địa chỉ có đủ điều kiện về kinh doanh VTNN.

Bên cạnh đó, huyện đã thành lập đoàn kiểm tra liên ngành xử lý vi phạm trong kinh doanh VTNN và ATTP nông, lâm, thủy sản. Theo báo cáo của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện Hoằng Hóa, trên địa bàn huyện có 565 cơ sở sản xuất, kinh doanh VTNN, 3.513 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản. Toàn huyện đã kiểm tra, đánh giá, phân loại 1.046 cơ sở theo quy định tại Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 3-12-2014 của Bộ NN&PTNT. Trong đó có 22 cơ sở sản xuất, kinh doanh VTNN và 61 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản xếp loại C. Các cơ sở xếp loại C chủ yếu là do các cơ sở kinh doanh VTNN quá hạn sử dụng; không có đủ chứng chỉ chuyên môn kỹ thuật; không niêm yết giá; không có giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật hoặc cơ sở vật chất chưa bảo đảm theo quy định... Đối với cơ sở xếp loại C, huyện Hoằng Hóa đã yêu cầu tiêu hủy toàn bộ hàng hóa vi phạm, tạm đình chỉ kinh doanh và giao cho UBND xã giám sát, quản lý, tái kiểm tra nhiều lần để khắc phục theo quy định của pháp luật.

Ngoài việc đánh giá, xếp loại, từ đầu năm 2016 đến tháng 4-2018, đoàn kiểm tra liên ngành của huyện Hoằng Hóa đã tiến hành kiểm tra 401 cơ sở sản xuất, kinh doanh VTNN, kết quả phát hiện 39 cơ sở vi phạm, trong đó có 22 cơ sở bị xử phạt với số tiền 67,75 triệu đồng. Về lĩnh vực ATTP nông, lâm, thủy sản, đoàn đã tiến hành kiểm tra 435 cơ sở kinh doanh thực phẩm, cơ sở chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, kết quả có 25 cơ sở kinh doanh thịt và các sản phẩm từ thịt vi phạm các quy định về ATTP, trong đó có 7 cơ sở bị phạt với số tiền 9,75 triệu đồng. Ngoài ra, từ năm 2016 đến nay, huyện Hoằng Hóa đã phối hợp với Trung tâm Kiểm nghiệm và Chứng nhận chất lượng nông, lâm, thủy sản tỉnh lấy mẫu rau, giò, chả, thủy sản để kiểm tra. Đoàn kiểm tra liên ngành của huyện cũng thường xuyên kiểm tra nhanh tại một số cơ sở. Việc lấy mẫu kiểm tra, phân tích hàng năm đã tạo chuyển biến tích cực, góp phần thay đổi thói quen sản xuất, kinh doanh của các hộ, cơ sở kinh doanh thực phẩm.

Với việc thực hiện đồng bộ các giải pháp, hoạt động kinh doanh VTNN trên địa bàn huyện đã có nhiều chuyển biến tích cực, các cơ sở kinh doanh cơ bản đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật. Đối với lĩnh vực ATTP, công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát vẫn còn gặp nhiều khó khăn do các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ, nằm trong khu dân cư. Nhận thức của các chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh còn hạn chế, thói quen kinh doanh không có điều kiện đã tồn tại từ nhiều năm trước nhưng vẫn chưa được tuyên truyền, chấn chỉnh kịp thời. Ý thức của người tiêu dùng về chất lượng hàng hóa cũng như vệ sinh ATTP chưa cao. Trong khi đó, công tác kiểm tra về chất lượng chưa có sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa các phòng, ngành chuyên môn và chính quyền cơ sở; phương tiện, máy móc để kiểm tra còn thiếu, lực lượng mỏng; cán bộ cấp xã còn ngại va chạm với các chủ cơ sở kinh doanh nên việc kiểm tra, xử lý vi phạm còn thiếu quyết liệt.

Trước thực tế đó, huyện Hoằng Hóa sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến văn bản pháp luật về chất lượng VTNN và ATTP nông, lâm, thủy sản nhằm nâng cao ý thức tự giác của người dân trong sản xuất, kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật. Huyện sẽ duy trì kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh VTNN nông, lâm, thủy sản đột xuất, thường xuyên, kịp thời phát hiện, xử lý các cơ sở vi phạm, kiên quyết đình chỉ những cơ sở không đủ điều kiện; đồng thời, đẩy mạnh các giải pháp phát triển các cơ sở, các mô hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản, chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn.


Bài và ảnh: Minh Hiền

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]