(Baothanhhoa.vn) - Đưa hàng Việt về nông thôn, miền núi là một trong những hoạt động chủ yếu của Cuộc vận động (CVĐ) “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Đồng thời, nâng cao kiến thức tiêu dùng của người dân vùng nông thôn, miền núi về phân biệt hàng thật, hàng giả, tạo điều kiện kết nối doanh nghiệp sản xuất, nhà phân phối với cơ sở bán lẻ, giúp người dân tiếp cận và sử dụng hàng hóa chất lượng, có xuất xứ trong nước.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Đẩy mạnh đưa hàng Việt về nông thôn, miền núi

Đưa hàng Việt về nông thôn, miền núi là một trong những hoạt động chủ yếu của Cuộc vận động (CVĐ) “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Đồng thời, nâng cao kiến thức tiêu dùng của người dân vùng nông thôn, miền núi về phân biệt hàng thật, hàng giả, tạo điều kiện kết nối doanh nghiệp sản xuất, nhà phân phối với cơ sở bán lẻ, giúp người dân tiếp cận và sử dụng hàng hóa chất lượng, có xuất xứ trong nước.

Đẩy mạnh đưa hàng Việt về nông thôn, miền núi

Hội chợ hàng Việt tại huyện Như Thanh thu hút đông đảo người dân tham gia mua sắm.

Thời gian qua, CVĐ “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” được cấp ủy, chính quyền các cấp trong tỉnh quan tâm triển khai sâu rộng, tạo sự đồng thuận và hưởng ứng tích cực của người dân vùng nông thôn, miền núi mang lại kết quả đáng ghi nhận. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã xây dựng được hệ thống kênh phân phối hàng hóa bao phủ tương đối rộng khắp, gồm: 398 chợ, 30 siêu thị (trong đó 18 siêu thị đã được công nhận) và 4 trung tâm thương mại (trong đó, 2 trung tâm thương mại đã được công nhận). Ngoài ra, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh còn phát triển hệ thống các cửa hàng, đại lý tại tất cả các địa phương trong tỉnh. Hệ thống các kênh phân phối hàng hóa với nguồn hàng chủ yếu là hàng hóa sản xuất trong nước (chiếm hơn 80%) đã giúp người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh, từ thành thị tới nông thôn, từ miền xuôi đến miền núi dễ dàng tiếp cận, mua sắm hàng hóa sản xuất trong nước. Bên cạnh các kênh phân phối trên, việc tổ chức các hội chợ, các chương trình khuyến mại, chương trình đưa hàng Việt về nông thôn, miền núi cũng giúp người tiêu dùng nông thôn được tiếp cận, mua sắm hàng hóa sản xuất trong nước với chất lượng bảo đảm, giá cả hợp lý. Từ năm 2014 đến nay, Sở Công Thương đã tổ chức 21 phiên chợ hàng Việt tại các huyện nông thôn, miền núi của tỉnh nhằm xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng Việt đến địa bàn các huyện nông thôn, vùng sâu, vùng xa với kinh phí hỗ trợ 150 triệu đồng/phiên từ nguồn ngân sách tỉnh. Mỗi phiên chợ, có 20 gian hàng, chủ yếu là doanh nghiệp trong tỉnh tham gia. Hàng hóa bày bán tại các phiên chợ 100% là hàng Việt Nam, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, với chất lượng bảo đảm, giá cả hợp lý, doanh thu mỗi phiên chợ đạt từ 500 triệu đến 1 tỷ đồng. Mỗi năm, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã tổ chức từ 5.000 đến gần 6.000 chương trình khuyến mại, với nhiều hình thức, như: Giảm giá bán sản phẩm, mua hàng được tặng quà nhằm đẩy mạnh sản xuất và khuyến khích tiêu thụ hàng hóa sản xuất trong nước. Cũng trong thời gian này, Sở Công Thương đã xác nhận đăng ký, tiếp nhận thông báo và theo dõi, kiểm tra, giám sát 41.186 chương trình khuyến mại của các doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, hằng năm, Sở Công Thương đã tổ chức và xác nhận đăng ký tổ chức các hội chợ, triển lãm thương mại tại các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh. Tại các hội chợ, Sở Công Thương luôn yêu cầu doanh nghiệp tổ chức phải chỉ đạo các đơn vị, cá nhân tham gia hội chợ ưu tiên trưng bày và bán hàng hóa sản xuất trong nước, góp phần thực hiện CVĐ “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Công tác kiểm tra, kiểm soát hàng hóa đưa vào trưng bày và bán tại hội chợ được Sở Công Thương, Cục Quản lý thị trường phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố kiểm soát chặt chẽ để ngăn chặn, xử lý hành vi buôn bán hàng lậu, hàng giả.

Sau 10 năm (2009-2019) triển khai, phần lớn người tiêu dùng trong tỉnh đã nhận thức khá đầy đủ, sâu sắc về nội dung, ý nghĩa của CVĐ, nhận thức về khả năng sản xuất của các doanh nghiệp trong nước và chất lượng sản phẩm, hàng hóa Việt. Đến nay, đa số người tiêu dùng trong tỉnh đã thay đổi hành vi, thói quen mua sắm – ưu tiên lựa chọn hàng Việt. Theo nhận định, đánh giá của các sở, ban, ngành có liên quan của tỉnh và các địa phương, thì có khoảng gần 80% người tiêu dùng trong tỉnh ưu tiên lựa chọn hàng hóa sản xuất trong nước khi mua sắm, tiêu dùng. Để đẩy mạnh hơn nữa CVĐ đưa hàng Việt về nông thôn, miền núi, các sở, ngành có liên quan của tỉnh, các địa phương đang tích cực thông tin, tuyên truyền sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa về mục đích, ý nghĩa của CVĐ. Từng bước nâng cao tỷ lệ người dân ưu tiên lựa chọn hàng hóa sản xuất trong nước khi mua sắm, tiêu dùng. Đẩy mạnh hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường, áp dụng các chế tài đủ sức răn đe để từng bước đẩy lùi, ngăn chặn tình trạng buôn lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả và gian lận thương mại. Hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm sản xuất trong nước nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị trường. Chủ động điều tra, khảo sát thị trường, nhu cầu tiêu dùng trong các tầng lớp nhân dân, nhất là ở vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, khả năng cung cấp của các doanh nghiệp. Từ đó, giúp doanh nghiệp xây dựng được các chiến lược, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ vừa bảo đảm chất lượng sản phẩm hàng hóa, vừa đáp ứng thị hiếu, khả năng tiêu dùng của từng đối tượng và hàng Việt được phục vụ trực tiếp đến với mọi người dân. Thực hiện các hoạt động bình ổn thị trường, giá cả đối với các mặt hàng thiết yếu thuộc diện bình ổn giá theo quy định của Nhà nước, nhất là trong những dịp lễ tết, bảo đảm ổn định về sinh hoạt và tiêu dùng cho nhân dân.

Bài và ảnh: Lê Hợi



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]