(Baothanhhoa.vn) - Những tháng cuối năm, thị trường hàng hóa sẽ sôi động khi nhu cầu tiêu dùng của Nhân dân tăng cao. Đây cũng là thời điểm nhiều đối tượng lợi dụng để vận chuyển, tàng trữ, buôn bán hàng nhập lậu cũng như sản xuất, kinh doanh hàng cấm, hàng giả, hàng kém chất lượng và các hành vi gian lận thương mại khác. Điều này đặt ra những thách thức trong công tác quản lý thị trường, điều hành giá trong những tháng tới.

“Điều hòa” thị trường, ổn định giá cả các mặt hàng cuối năm

Những tháng cuối năm, thị trường hàng hóa sẽ sôi động khi nhu cầu tiêu dùng của Nhân dân tăng cao. Đây cũng là thời điểm nhiều đối tượng lợi dụng để vận chuyển, tàng trữ, buôn bán hàng nhập lậu cũng như sản xuất, kinh doanh hàng cấm, hàng giả, hàng kém chất lượng và các hành vi gian lận thương mại khác. Điều này đặt ra những thách thức trong công tác quản lý thị trường, điều hành giá trong những tháng tới.

“Điều hòa” thị trường, ổn định giá cả các mặt hàng cuối nămĐội Quản lý thị trường số 7 kiểm tra hàng hóa tại khu du lịch bản Nang Cát, xã Trí Nang (Lang Chánh).

Trong 9 tháng năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ toàn tỉnh đạt 145.409 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ. Công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được tăng cường. Lực lượng quản lý thị trường đã kiểm tra 1.150 vụ việc; xử lý vi phạm 911 vụ với tổng số tiền vi phạm nộp vào ngân sách Nhà nước là 6,9 tỷ đồng; trị giá hàng hóa tịch thu tiêu hủy 1,3 tỷ đồng. Hành vi vi phạm chủ yếu là buôn lậu, gian lận thương mại, kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu. Bên cạnh công tác kiểm tra, Cục Quản lý thị trường tỉnh cũng phối hợp với các địa phương tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong hoạt động kinh doanh và ký cam kết không kinh doanh hàng giả, hàng lậu, hàng kém chất lượng. Đồng thời, bảo đảm kịp thời, minh bạch thông tin về giá và công tác điều hành giá, nhất là diễn biến giá cả các vật tư quan trọng, các mặt hàng thiết yếu liên quan đến sản xuất và đời sống người dân để kiểm soát lạm phát, với kỳ vọng ổn định tâm lý người tiêu dùng và doanh nghiệp.

Chị Lê Thị Lệ Bích, chủ cửa hàng kinh doanh tạp hóa ở phường Đông Vệ (TP Thanh Hóa), cho biết: “Được chính quyền địa phương và lực lượng chức năng tuyên truyền, chúng tôi cũng đã nhận thức được việc buôn bán hàng hóa sản phẩm phải có xuất xứ nguồn gốc, nói không với hàng giả, hàng kém chất lượng, bán hàng theo đúng giá niêm yết của các công ty phân phối hàng hóa niêm yết”.

“Điều hòa” thị trường, ổn định giá cả các mặt hàng cuối nămNgười dân mua hàng tại Siêu thị GO! Thanh Hóa.

Dự báo tình hình thị trường những tháng cuối năm không chỉ phức tạp ở hoạt động mua bán trực tiếp mà trong cả hoạt động thương mại điện tử; các hành vi vi phạm tập trung chủ yếu gian lận về hóa đơn chứng từ để trốn thuế, chất lượng hàng hóa không đúng với công bố; không thực hiện niêm yết giá và bán theo giá niêm yết; niêm yết giá hàng hóa cao, không đúng với giá trị thật hoặc dùng hình thức giảm giá, đại hạ giá trà trộn bán hàng nhái, kém chất lượng... Cùng với đó, có nhiều yếu tố gây áp lực lên mặt bằng giá những tháng cuối năm. Cụ thể, đối với mặt hàng thực phẩm, tình hình mưa lũ kéo dài thời gian vừa qua đã gây thiệt hại diện tích lớn lúa, ngô, hoa màu và đàn vật nuôi, có thể ảnh hưởng đến nguồn cung và giá cả mặt hàng lương thực, nhất là những tháng cuối năm, giá các mặt hàng thiết yếu thường có xu hướng tăng. Hiện, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang tăng cường phối hợp với các địa phương triển khai các giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất nông, lâm, thủy sản để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Theo dõi sát tình hình sản xuất, nhu cầu tiêu dùng của người dân trên địa bàn và biến động giá các yếu tố đầu vào, như: vật tư, phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y... từ đó kịp thời điều hòa cung - cầu các mặt hàng để ổn định giá cả thị trường, bảo đảm đời sống của người dân.

Ðể ổn định thị trường, ổn định sản xuất, bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng, từ nay đến cuối năm, lực lượng quản lý thị trường tỉnh tập trung 100% quân số, bố trí trực, bám sát thị trường 24/24 giờ để kiểm tra, giám sát, chủ động nắm bắt, dự báo tình hình thị trường, đề xuất kịp thời các biện pháp đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; đồng thời xây dựng phương án và chủ trì mở các đợt kiểm tra liên ngành đối với những mặt hàng thiết yếu, có nhu cầu tiêu dùng lớn trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, như: bánh, mứt, kẹo, rượu, thuốc lá, nước giải khát; các sản phẩm thực phẩm từ gia súc, gia cầm; quần áo, phụ kiện thời trang; dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu... Trọng tâm kiểm tra là nơi phát luồng hàng hóa lớn như cơ sở sản xuất, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ đầu mối, kho chứa hàng đông lạnh. Cùng với đó, các hộ kinh doanh và người dân cũng cần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong việc phòng, chống buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, không tiếp tay cho các hoạt động gian lận thương mại, có như vậy, công tác quản lý thị trường, bình ổn giá mới đạt hiệu quả, bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng.

Bài và ảnh: Minh Hà



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]