(Baothanhhoa.vn) - Không phải là xã trong nhóm đi đầu về XDNTM trên địa bàn huyện Đông Sơn, song hành trình XDNTM nâng cao của xã Đông Thịnh đã để lại nhiều dấu ấn. Giờ đây nơi này không còn là vùng quê thuần nông, mà bức tranh xã NTM nâng cao tràn đầy sức sống, khang trang, hiện đại đã phủ khắp Đông Thịnh.

Diện mạo NTM nâng cao ở Đông Thịnh

Không phải là xã trong nhóm đi đầu về XDNTM trên địa bàn huyện Đông Sơn, song hành trình XDNTM nâng cao của xã Đông Thịnh đã để lại nhiều dấu ấn. Giờ đây nơi này không còn là vùng quê thuần nông, mà bức tranh xã NTM nâng cao tràn đầy sức sống, khang trang, hiện đại đã phủ khắp Đông Thịnh.

Diện mạo NTM nâng cao ở Đông ThịnhDiện mạo nông thôn tại xã Đông Thịnh được kiến thiết khang trang, hiện đại.

Cùng với đó, hoạt động thương mại, dịch vụ, ngành nghề ngày một phát triển, sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao bước đầu hình thành, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao.

“Cán đích” NTM năm 2017, Đảng ủy, HĐND, UBND xã Đông Thịnh xác định duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM chính là nhiệm vụ quan trọng trên hành trình tiến đến danh hiệu xã NTM nâng cao. Cùng với đó, khi nhận thấy có đủ “lực” để xây dựng xã NTM nâng cao, Đảng ủy xã đã ban hành Kế hoạch số 16/KH-UBND ngày 13/2/2023 về xây dựng xã NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu năm 2023 và Quyết định số 31-QĐ/ĐU ngày 31/1/2023 về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo XDNTM nâng cao, NTM kiểu mẫu giai đoạn 2022-2025. Chủ tịch UBND xã Đông Thịnh Lê Huy Hòa cho biết: Để việc thực hiện XDNTM hiệu quả, Đảng ủy, UBND xã giao nhiệm vụ cho các thành viên bám sát thôn, cơ quan, đơn vị để hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, kịp thời tháo gỡ những khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện. Đồng thời, gắn trách nhiệm của từng đồng chí với việc đánh giá, xếp loại hoàn thành nhiệm vụ cuối năm. Cùng với đó, nhằm tạo thêm nguồn lực cho XDNTM nâng cao, xã đã đẩy mạnh tuyên truyền để người dân hiểu về ý nghĩa của chương trình, cùng vào cuộc nâng cao chất lượng cuộc sống và làm đổi thay diện mạo nông thôn. Nhờ đó, việc xây dựng xã NTM nâng cao trên địa bàn trở thành nhiệm vụ chung, có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị cùng đông đảo Nhân dân, và kết quả đạt được ngoài mong đợi, chỉ sau gần 1 năm quyết liệt chỉ đạo, xã đã hoàn thành 19/19 tiêu chí xã NTM nâng cao”.

Với sự chung sức, đồng lòng của Nhân dân, đến nay xã Đông Thịnh đã huy động nguồn lực lớn cho XDNTM nâng cao. Ước tổng vốn đã thực hiện hơn 521 tỷ đồng, trong đó vốn đóng góp của Nhân dân là 230,497 tỷ đồng, chiếm 44,2%. Nhờ xây dựng xã NTM nâng cao mà diện mạo nông thôn tại xã Đông Thịnh ngày càng khang trang, xanh - sạch - đẹp hơn. Hạ tầng điện, đường, trường, trạm được quan tâm đầu tư, nâng cấp, xây dựng đồng bộ, với 100% đường giao thông được bê tông hóa, các tuyến đường xã được trồng hoa, cây xanh, có các hạng mục cần thiết như biển báo, biển chỉ dẫn, chiếu sáng... đảm bảo đúng quy định. Xã có nhà văn hóa đa năng, 7/7 thôn đều có nhà văn hóa, trường học đạt chuẩn quốc gia.

Vốn là xã thuần nông nên Đông Thịnh chú trọng phát triển sản xuất nông nghiệp để nâng cao thu nhập, góp phần duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí còn lại. Chính vì vậy, xã đã làm tốt công tác ứng dụng khoa học - kỹ thuật, thâm canh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ, tạo sự chuyển biến tích cực trong sản xuất. Vận dụng linh hoạt nguồn kinh phí hỗ trợ của tỉnh, huyện để cải tạo đồng ruộng, đầu tư làm giao thông, thủy lợi nội đồng; tổ chức tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, từng bước làm thay đổi tư duy, tập quán canh tác của nông dân. Trong lĩnh vực chăn nuôi, người dân đã chú trọng phát triển sản xuất theo quy mô trang trại, chú trọng công tác phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm, đưa các loại giống vật nuôi mới cho hiệu quả kinh tế cao như gà siêu trứng, vịt siêu trứng... vào sản xuất. Nhờ đó, trên địa bàn xã đã có nhiều mô hình phát triển sản xuất mang lại giá trị kinh tế cao như: trang trại nông nghiệp kết hợp du lịch trải nghiệm T- Farm diện tích hơn 4 ha; mô hình sản xuất nhà màng, nhà lưới của gia đình bà Lê Thị Tú ở thôn 2 diện tích gần 2 ha. Đặc biệt là mô hình liên kết sản xuất lúa gạo với quy mô 33 ha/năm với Công ty CP Sao Khuê đã góp phần nâng cao thu nhập, trình độ sản xuất của người dân địa phương.

Bên cạnh đó, hoạt động thương mại dịch vụ, ngành nghề nông thôn được UBND xã khuyến khích phát triển. Trên địa bàn xã có hàng trăm hộ sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, với nhiều ngành, nghề như cơ khí, mộc dân dụng, xây dựng, chế biến lương thực, thực phẩm... tạo việc làm thường xuyên, mang lại thu nhập ổn định cho hàng trăm lao động địa phương, góp phần nâng thu nhập bình quân đầu người toàn xã đạt 63 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều của địa phương còn 0,64%. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân từng bước được nâng lên.

Về Đông Thịnh những ngày này, chúng tôi cảm nhận được sự chuyển mình mạnh mẽ của vùng quê thuần nông. Đó là hệ thống giao thông được bê tông hóa trải dài tới tận ngõ xóm, những ngôi nhà kiên cố, cao tầng mọc lên san sát, cảnh quan môi trường sáng - xanh - sạch - đẹp... Theo người dân địa phương, diện mạo hôm nay của Đông Thịnh chính là kết quả từ phong trào XDNTM mà trọng tâm là XDNTM nâng cao mang lại.

Bài và ảnh: Lê Hòa



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]