Điểm sáng đối ngoại vùng biên
Quan Sơn có 6 xã biên giới với chiều dài 64km đường biên giới tiếp giáp với hai huyện Viêng Xay và Sầm Tớ, tỉnh Hủa Phăn, nước CHDCND Lào. Thực hiện các thỏa thuận hợp tác giữa hai tỉnh Thanh Hóa - Hủa Phăn, những năm qua Đảng bộ, chính quyền huyện Quan Sơn luôn coi trọng công tác ngoại giao, tăng cường, củng cố tình hữu nghị giữa huyện Quan Sơn với các huyện Viêng Xay, Sầm Tớ.
Nhân dân bản Na Mèo, xã Na Mèo (Quan Sơn) và bản Lơi, huyện Viêng Xay (Hủa Phăn) cùng trao đổi hàng hóa tại chợ phiên Na Mèo.
Bản Na Mèo, xã Na Mèo (Quan Sơn) và bản Lơi, huyện Viêng Xay (Hủa Phăn) có chung đường biên giới, hai trung tâm bản chỉ cách nhau 4km. Người dân hai bản có chung một ngôn ngữ nên có nhiều thuận lợi trong giao tiếp. Để phát triển kinh tế, người dân hai bản thường đem hàng hóa ra trao đổi, mua bán, nên cứ thứ 7 hằng tuần hai bản lại tổ chức họp chợ phiên ở bản Na Mèo.
Nhằm tăng cường hợp tác quốc tế trên các mặt, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Na Mèo và bà con bản Na Mèo đã đóng góp xây dựng nhà văn hóa tại trung tâm bản Lơi với tổng kinh phí 180 triệu đồng, giúp bà con bản Lơi có nơi sinh hoạt cộng đồng, tổ chức các hoạt động văn hóa.
Có thể thấy, kết quả lớn nhất trong thực hiện công tác đối ngoại trên tuyến biên giới huyện Quan Sơn trong những năm qua là mối quan hệ đoàn kết truyền thống giữa hai bên biên giới luôn được giữ vững, huyện đã phối hợp với hai huyện bạn thực hiện tốt nội dung Hiệp định Quy chế biên giới; duy trì tốt các cuộc họp, ký kết chương trình hợp tác. Trong thời gian qua, huyện Quan Sơn đã hỗ trợ huyện Viêng Xay và Sầm Tớ nhiều công trình và mô hình kinh tế. Hỗ trợ 500 triệu đồng cho huyện Sầm Tớ xây nhà công vụ Sốp Phưa; xây dựng trường mầm non tại bản Na Cay, huyện Viêng Xay trị giá 1,3 tỷ đồng. Cùng với đó, hỗ trợ huyện Viêng Xay trồng 1ha cây có múi trị giá gần 400 triệu đồng; triển khai thành công mô hình trồng lúa nước mùa khô với diện tích 60ha, năng suất trung bình đạt 54 tạ/ha; hỗ trợ cán bộ huyện Sầm Tớ tham gia học trung cấp lý luận chính trị tại Thanh Hóa. Theo ký kết biên bản hợp tác, từ năm 2023 huyện Quan Sơn hỗ trợ mỗi đơn vị bạn 500 triệu đồng tiền mặt.
Bên cạnh đó, Mặt trận Tổ quốc huyện và các tổ chức đoàn thể huyện Quan Sơn luôn tăng cường công tác đối ngoại Nhân dân, thực hiện tốt chương trình phối hợp, trao đổi kinh nghiệm về công tác xây dựng tổ chức hội, giúp nhau phát triển kinh tế, sản xuất, kinh doanh, xóa đói, giảm nghèo... Hằng năm, ngành y tế huyện khám, chữa bệnh và điều trị cho hàng trăm lượt bệnh nhân Lào; đồng thời hai bên tổ chức trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ, tạo điều kiện cho Nhân dân các huyện Viêng Xay, Sầm Tớ sang khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa huyện Quan Sơn. Huyện Quan Sơn cũng hỗ trợ cho huyện Viêng Xay thiết bị y tế với tổng giá trị trên 400 triệu đồng. Công tác phối hợp trong quản lý biên giới, lãnh thổ quốc gia được hai bên quản lý chặt chẽ, thực hiện nghiêm túc hiệp định về quy chế biên giới Việt Nam - Lào.
Huyện Quan Sơn cũng luôn xây dựng, phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ dân vận trong tuyên truyền, vận động Nhân dân xã, bản biên giới phát huy truyền thống đoàn kết, hữu nghị đặc biệt; xây dựng mô hình kết nghĩa “bản - bản”, đẩy mạnh các hoạt động giao lưu văn hóa - thể thao góp phần củng cố mối quan hệ đoàn kết hữu nghị đặc biệt giữa hai nước Việt Nam - Lào, đảm bảo giữ vững ổn định chính trị, an ninh biên giới.
Bí thư Huyện ủy Quan Sơn Lương Thị Hạnh cho biết: "Quan Sơn đã ký kết lại biên bản ghi nhớ, hợp tác và phát triển giai đoạn 2022-2025 với huyện Viêng Xay và Sầm Tớ. Bằng những hoạt động phong phú, đa dạng, công tác đối ngoại trên địa bàn huyện Quan Sơn đã và đang đóng góp tích cực vào quá trình hội nhập và phát triển của địa phương nói riêng và của đất nước nói chung, góp phần bồi đắp thêm tình hữu nghị đoàn kết giữa hai nước ngày càng tốt đẹp”.
Thực hiện hiệu quả công tác đối ngoại trong tình hình mới, huyện Quan Sơn tiếp tục triển khai cụ thể hóa các văn bản của Trung ương, của tỉnh về công tác đối ngoại Việt - Lào; nội dung Bản ghi nhớ giữa huyện với các huyện bạn. Đồng thời, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, tổ chức, Nhân dân hai huyện sang buôn bán, trao đổi hàng hóa, hợp tác đầu tư sản xuất, kinh doanh trên cơ sở chấp hành pháp luật của mỗi bên và thông lệ quốc tế. Tổ chức các đoàn công tác đến tham quan, học tập kinh nghiệm; phối hợp chặt chẽ với các huyện bạn giải quyết tốt các vấn đề liên quan, xây dựng khu vực biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
Bài và ảnh: Hoàng Lan
{name} - {time}
-
2024-11-21 16:12:00
Nhiều giải pháp chống ùn tắc giao thông ở TP Thanh Hóa
-
2024-11-21 14:18:00
Như Thanh nỗ lực chăm sóc sức khỏe, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số
-
2024-05-28 23:25:00
12 đối tượng được mua nhà ở xã hội mới nhất
Vụ cháy ở Trung Kính: Bảo hiểm chi trả 2,72 tỷ đồng bồi thường
6 tấn cá lăng bất ngờ chết trắng ao nuôi
Nhân dân phường Thiệu Dương hiến đất mở đường
Thông báo chiêu sinh đợt 2 chương trình “Học kỳ trong quân đội” Thanh Hóa năm 2024
Chính phủ bổ sung làm rõ đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 được giảm tiền thuê đất
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: Thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Cẩm Thủy
Giảm nghèo bền vững từ nguồn vốn chính sách
Bá Thước triển khai nhiều chương trình Tháng nhân đạo năm 2024
Đường sắt công bố đường dây nóng tiếp nhận thông tin sự cố, tai nạn