Chiến lược Người cao tuổi Việt Nam đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2045 đang được xây dựng với mục tiêu giải quyết đồng bộ các vấn đề về người cao tuổi trong thời kỳ già hóa dân số.

Đến năm 2035 tất cả các tỉnh, thành phố của Việt Nam sẽ có Trung tâm Dưỡng lão?

Chiến lược Người cao tuổi Việt Nam đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2045 đang được xây dựng với mục tiêu giải quyết đồng bộ các vấn đề về người cao tuổi trong thời kỳ già hóa dân số.

Đến năm 2035 tất cả các tỉnh, thành phố của Việt Nam sẽ có Trung tâm Dưỡng lão?

Chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi. (Ảnh: TTXVN)

Đến năm 2035, 100% tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sẽ có mô hình Trung tâm Dưỡng lão theo hình thức xã hội hóa thực hiện nhiệm vụ chăm sóc người cao tuổi.

Đây là một trong những chỉ tiêu được đưa ra trong Dự thảo Quyết định phê duyệt Chiến lược Người cao tuổi Việt Nam đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2045 được Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội lấy ý kiến để hoàn thiện.

Dự thảo được xây dựng với mục tiêu giải quyết đồng bộ các vấn đề về người cao tuổi trong thời kỳ già hóa dân số phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế-xã hội.

Chiếc lược sẽ phát huy tối đa tiềm năng, vai trò, kinh nghiệm, tri thức của người cao tuổi tham gia vào các hoạt động văn hóa, xã hội, giáo dục, việc làm, kinh tế, chính trị của đất nước phù hợp với nguyện vọng, nhu cầu, khả năng; thực hiện đầy đủ các quyền lợi và nghĩa vụ của người cao tuổi; nâng cao chất lượng cuộc sống của người cao tuổi cả về thể chất, vật chất và tinh thần; huy động khu vực tư nhân vào tham gia cung cấp dịch vụ chăm sóc người cao tuổi.

Dự thảo đưa ra các mục tiêu cụ thể như đến năm 2035 tuổi thọ bình quân đạt 76 tuổi, trong đó thời gian sống khỏe mạnh đạt tối thiểu 69 năm; 100% người cao tuổi có thẻ bảo hiểm y tế, được quản lý sức khỏe, được khám, chữa bệnh, được chăm sóc tại gia đình, cộng đồng, cơ sở chăm sóc tập trung; 100% người cao tuổi được quản lý trong hệ thống cơ sở dữ liệu dân cư thống nhất trên quy mô toàn quốc.

Đến năm 2035, 100% người cao tuổi nghèo, không có người phụng dưỡng được hưởng các chính sách trợ giúp xã hội hợp theo quy định của pháp luật; 90% bệnh viện có quy mô từ 50 giường bệnh trở lên tổ chức buồng khám bệnh riêng cho người cao tuổi tại khoa khám bệnh, bố trí giường bệnh điều trị nội trú cho người cao tuổi và 100% các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa cấp tỉnh có khoa lão khoa.

Dự thảo cũng đưa ra mục tiêu 90% người cao tuổi có nhu cầu, khả năng lao động có việc làm; người cao tuổi có nhu cầu được hỗ trợ hướng nghiệp, đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở trợ giúp xã hội, trung tâm dịch vụ việc làm; hộ gia đình có người cao tuổi có nhu cầu và đủ điều kiện được vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh với lãi suất ưu đãi.

Đến năm 2035, 90% số xã, phường, thị trấn có các loại hình câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao của người cao tuổi, thu hút ít nhất 70% người cao tuổi tham gia luyện tập thể dục, thể thao, ít nhất 20% người cao tuổi tham gia văn hóa, văn nghệ; trên 80% số xã, phường, thị trấn có Câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau hoặc các mô hình câu lạc bộ khác chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi, bảo đảm 70% người cao tuổi trên địa bàn tham gia; 100% xã, phường, thị trấn có Quỹ chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi.

Đối với vấn đề bảo vệ người cao tuổi, dự thảo đặt mục tiêu 90% người cao tuổi có khó khăn về tài chính, bị bạo lực, bạo hành được cung cấp dịch vụ trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật trợ giúp pháp lý khi có nhu cầu; 50% xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí môi trường thân thiện với người cao tuổi.

Mục tiêu đưa ra với tầm nhìn đến năm 2045 là tuổi thọ bình quân đạt 77 tuổi, trong đó thời gian sống khỏe mạnh đạt tối thiểu 70 năm.

Dự thảo được lấy ý kiến từ nay đến hết ngày 4/1/2023./

Theo Vietnam+



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]