(Baothanhhoa.vn) - Theo thống kê của ngành nông nghiệp, mỗi năm, các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh có nhu cầu khoảng 11.000 tấn giống lúa, 1.000 tấn giống ngô, 2.000 tấn giống lạc, 300 tấn giống đậu tương... chất lượng cao. Đây chính là dư địa lớn để lĩnh vực nghiên cứu, chọn tạo giống cây trồng phát triển. Tuy nhiên, các đơn vị, doanh nghiệp trong tỉnh mới chỉ cung ứng được một phần các loại giống, như: lúa, hoa, rau và các loại giống cây trồng khác cho nhu cầu sản xuất của người dân. Còn lại phần lớn giống phải nhập từ các tỉnh, thành phố khác, thậm chí ở nước ngoài.

Để công tác nghiên cứu, chọn tạo và duy trì giống cây trồng “tương xứng” với tiềm năng

Theo thống kê của ngành nông nghiệp, mỗi năm, các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh có nhu cầu khoảng 11.000 tấn giống lúa, 1.000 tấn giống ngô, 2.000 tấn giống lạc, 300 tấn giống đậu tương... chất lượng cao. Đây chính là dư địa lớn để lĩnh vực nghiên cứu, chọn tạo giống cây trồng phát triển. Tuy nhiên, các đơn vị, doanh nghiệp trong tỉnh mới chỉ cung ứng được một phần các loại giống, như: lúa, hoa, rau và các loại giống cây trồng khác cho nhu cầu sản xuất của người dân. Còn lại phần lớn giống phải nhập từ các tỉnh, thành phố khác, thậm chí ở nước ngoài.

Để công tác nghiên cứu, chọn tạo và duy trì giống cây trồng “tương xứng” với tiềm năngHoạt động nghiên cứu, chọn tạo giống cây trồng tại Trung tâm nghiên cứu, khảo nghiệm và dịch vụ cây trồng Thanh Hóa.

Những năm gần đây, thông qua các chương trình, đề án, dự án, đã có nhiều đơn vị, doanh nghiệp của tỉnh tham gia nghiên cứu, chọn tạo, sản xuất hoặc nhập nội các loại giống cây trồng phục vụ sản xuất. Hầu hết là những giống có ưu thế đã được áp dụng trên diện rộng, góp phần tăng năng suất, chất lượng, giá trị và sức cạnh tranh cho ngành nông nghiệp. Trên địa bàn tỉnh có hơn 200 đơn vị tham gia sản xuất, kinh doanh giống cây trồng và khoảng 20 đơn vị ngoài tỉnh hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn. Trong đó, có một số đơn vị vừa tham gia nghiên cứu, chọn tạo vừa sản xuất giống cây trồng, như: Viện Nông nghiệp Thanh Hóa, Công ty CP Giống cây trồng Thanh Hóa, Công ty TNHH Hạt giống HaNa... Thông qua các đơn vị, một lượng lớn giống cây đầu dòng, giống bố mẹ hạt lai được chọn tạo và nhân các cấp giống tiếp theo, cung cấp cho sản xuất đại trà. Tại Viện Nông nghiệp Thanh Hóa, trong năm 2023 và tháng 1/2024, đã nghiên cứu, chọn tạo được 84kg hạt lai F1 của 7 tổ hợp lúa lai; chọn lọc thuần hóa được 400 cá thể, 20 dòng thuần ưu tú và thu được hạt giống của 9 dòng lúa thuần ưu tú để ứng dụng, khảo nghiệm sản xuất trong năm 2024. Ngoài ra, viện còn chọn thuần được 88 cá thể ưu tú và 6 dòng cà chua thuần ưu tú, 65 cá thể tự phối ưu tú của bí đỏ; chọn biến dị tạo vật liệu mới giống dưa chuột và các giống hoa cúc dược liệu, ngũ sắc, hướng dương...

Công ty TNHH Hạt giống HANA đóng trên địa bàn huyện Quảng Xương là một trong những đơn vị tham gia sản xuất hạt lúa giống lớn nhất tỉnh, với công suất 50 tấn/ngày. Để phục vụ nguồn giống cây trồng cho sản xuất nông nghiệp của tỉnh Thanh Hóa và cả nước, công ty đã đầu tư nghiên cứu khoa học - công nghệ và đã chọn tạo thành công 11 giống lúa, 10 giống ngô bản quyền, trong đó nhiều giống nằm trong cơ cấu giống chủ lực của các tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa và các tỉnh đồng bằng sông Hồng. Theo đó, năm 2023, công ty đã sản xuất và cung ứng ra thị trường trên 2.000 tấn giống lúa, 200 tấn giống ngô... đáp ứng một phần nhu cầu về giống chất lượng cao của người dân.

Khảo sát của ngành nông nghiệp cho thấy, các đơn vị nghiên cứu, chọn tạo và sản xuất giống trên địa bàn tỉnh chỉ mới cung ứng được khoảng 35% nhu cầu, 55% là giống do các đơn vị ngoài tỉnh cung ứng còn lại khoảng 10% giống do Nhân dân tự sản xuất. Cùng với đó, tại nhiều hội nghị, các đại biểu trong lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh cũng thẳng thắn chỉ ra rằng, công tác nghiên cứu, chọn tạo giống chủ yếu tập trung vào những cây trồng ngắn ngày, sinh trưởng nhanh. Một số giống mới đã được công nhận nhưng chưa được áp dụng rộng rãi trong sản xuất. Điều đáng nói, nhiều địa phương còn tồn tại hiện tượng người sản xuất sử dụng giống cây trồng chưa đúng quy chuẩn kỹ thuật, tự sản xuất nên năng suất, chất lượng chưa cao. Cùng với đó, các thành phần kinh tế còn ít đầu tư nghiên cứu chọn tạo giống; mối liên kết giữa các cơ quan khoa học với các thành phần kinh tế trong nghiên cứu, sản xuất giống còn thiếu chặt chẽ.

Xác định giống là một trong những yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng cây trồng, do đó, ngành nông nghiệp, các địa phương luôn hướng dẫn, hỗ trợ người dân tiếp cận với nguồn giống chất lượng cao và tạo điều kiện cho các đơn vị sản xuất nâng cao năng lực cung ứng lượng giống đạt phẩm cấp cao cho thị trường. So với cả nước, Thanh Hóa là địa phương có điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Thực tế, trên địa bàn tỉnh đã có hàng nghìn cơ sở, đơn vị đưa các giống cây trồng, vật nuôi và ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, chế biến, bảo quản sản phẩm nông nghiệp. Phần lớn các mô hình này đều cho năng suất cao, hiệu quả kinh tế vượt trội. Song, việc đầu tư cho sản xuất giống cây trồng công nghệ cao đòi hỏi vốn đầu tư lớn, trình độ kỹ thuật cao, vì vậy, chưa nhiều đơn vị mạnh dạn đầu tư phát triển. Vì vậy, trong các giai đoạn phát triển, tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp; trong đó có đầu tư nghiên cứu, chọn tạo và sản xuất giống cây trồng, như: xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất giống cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh theo Nghị quyết số 152/2015/NQ-HĐND ngày 11/12/2015 và Nghị quyết số 191/2019/NQ-HĐND, ngày 16/10/2019 của HĐND tỉnh... Bên cạnh đó, tỉnh quan tâm hỗ trợ, khuyến khích đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất và cung ứng giống cây trồng công nghệ cao nhằm cung cấp cây giống đạt tiêu chuẩn cung cấp cho vùng sản xuất nông sản hàng hóa, góp phần nâng cao hiệu quả trong sản xuất, tạo ra được những sản phẩm năng suất, chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Đây không chỉ là nhu cầu mà còn là động lực để thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, giá trị kinh tế cao.

Bài và ảnh: Lê Hòa



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]