ĐBQH Cầm Thị Mẫn tham gia góp ý về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Đường bộ
Sáng 21/5, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận phiên toàn thể tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Đường bộ.
Tham gia góp ý, ĐBQH Cầm Thị Mẫn, ĐBQH chuyên trách thuộc Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa thống nhất cao với báo cáo giải trình, tiếp thu của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về dự án Luật Đường bộ.
ĐBQH Cầm Thị Mẫn cho biết, Khoản 3 Điều 7 của dự thảo Luật quy định về hành vi bị nghiêm cấm là “Lấn, chiếm, sử dụng, xây dựng trái phép trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng đường bộ”. Tuy nhiên, quy định này cần phải loại trừ đối với các trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 32 của dự thảo Luật này, bao gồm các trường hợp thi công trên đường bộ đang khai thác không phải cấp giấy phép. ĐBQH Cầm Thị Mẫn đề nghị rà soát lại để bảo đảm tính thống nhất giữa các quy định trong dự thảo Luật hoặc thể hiện lại khoản 3 Điều 7 theo hướng: “Lấn, chiếm, sử dụng, xây dựng trái phép trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng đường bộ, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 32 của Luật này”.
Bên cạnh đó, khoản 3 Điều 7 chỉ quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng đường bộ gồm có lấn, chiếm, sử dụng, xây dựng trái phép. Trong khi đó, khoản 2 Điều 21 của dự thảo Luật quy định “Tổ chức, cá nhân khi xây dựng, cải tạo, mở rộng, bảo trì công trình và tiến hành hoạt động khác trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng đường bộ phải được phép theo quy định tại khoản 2 Điều 32 của Luật này”.
Như vậy, đối với các hành vi cải tạo, mở rộng công trình và các hoạt động khác nếu không được phép trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng đường bộ có bị coi là vi phạm điều cấm hay không? Đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu, làm rõ để quy định các hành vi bị nghiêm cấm bảo đảm đầy đủ, bao quát.
Ngoài ra, theo quy định khoản 4 Điều 5 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, một trong những nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật là cần bảo đảm tính khả thi, dễ tiếp cận, dễ thực hiện. Tuy nhiên, ĐBQH Cầm Thị Mẫn nhận thấy một số nội dung tại khoản 1, khoản 4 và khoản 6 Điều này còn quy định sử dụng cụm từ là “trái quy định của pháp luật” thì chưa rõ ràng, còn chung chung. ĐBQH Cầm Thị Mẫn cho rằng, “quy định của pháp luật” là rất rộng, việc chỉ gói gọn các hành vi cấm tại khoản 1, khoản 4 và khoản 6 để xác định thế nào là “trái quy định của pháp luật” để được coi là hành vi bị nghiêm cấm sẽ gây khó khăn cho người dân, cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc tiếp cận, áp dụng các quy định của Luật. Vì vậy, đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu để quy định cụ thể, rõ ràng các nội dung nêu trên.
Về Vận tải hành khách, hàng hóa bằng xe bốn bánh có gắn động cơ (Điều 66), ĐBQH Cầm Thị Mẫn cho rằng, cần cân nhắc việc giao Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục cấp giấy phép kinh doanh vận tải hành khách, hàng hóa bằng xe bốn bánh có gắn động cơ bởi trong bối cảnh Đảng, Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm cải cách và đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, trong đó các vấn đề liên quan đến cấp phép của cơ quan nhà nước ngày càng được minh bạch hóa và quy định khá đầy đủ ở văn bản luật. Do đó, đề nghị quy định rõ trong dự thảo Luật về thẩm quyền, điều kiện, thủ tục cấp giấy phép kinh doanh vận tải hành khách, hàng hóa bằng xe bốn bánh có gắn động cơ.
Theo Khoản 5 Điều 16 của dự thảo Luật quy định “Sử dụng đất hành lang an toàn đường bộ chồng lấn với hành lang bảo vệ đê điều, phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, hành lang bảo vệ đường sắt phải tuân thủ quy định của Luật Đê điều, Luật Thủy lợi, Luật Đường sắt, Luật Đất đai và Luật này”. Tuy nhiên, Luật Đất đai, Luật Đê điều chưa có quy định điều chỉnh trong trường hợp đất hành lang an toàn đường bộ chồng lấn với hành lang bảo vệ đê điều. Đề nghị rà soát để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật.
Về kỹ thuật văn bản, ĐBQH Cầm Thị Mẫn đề nghị cơ quan soạn thảo rà soát lại quy định về dẫn chiếu điều luật để bảo đảm thuận tiện trong việc áp dụng quy định của Luật (Ví dụ: khoản 3 Điều 86 của dự thảo Luật dẫn chiếu đến điểm đ khoản 5 Điều 15. Tuy nhiên, khoản 5 Điều 15 không có điểm đ).
Nhiều nội dung trong dự thảo Luật chỉ quy định chung “theo quy định”, (Ví dụ: điểm đ khoản 1 Điều 6, điểm b, điểm d khoản 1 Điều 31, điểm d khoản 1 Điều 57, điểm c khoản 2 Điều 61, khoản 3 Điều 61, ...), mà không rõ là quy định gì. Đề nghị rà soát lại các quy định trong dự thảo Luật về nội dung này, bảo đảm tính minh bạch, rõ ràng và tránh cách hiểu khác nhau trong quá trình áp dụng pháp luật.
Quốc Hương
{name} - {time}
-
2024-11-21 16:06:00
Quốc hội thông qua Luật Dược sửa đổi với 7 nhóm điểm mới cơ bản
-
2024-11-21 08:23:00
Đại biểu Mai Văn Hải (Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa) thống nhất cao chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc- Nam
-
2024-05-15 14:35:00
Đoàn ĐBQH tỉnh tích cực chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV
Thực hiện chính sách khuyến khích sử dụng hình thức hỏa táng
Đại tướng Lương Cường cùng Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa tiếp xúc cử tri huyện Quan Sơn
Khi nghị quyết HĐND các cấp đi vào cuộc sống
Thực thi hiệu quả chính sách khai thác Cảng Nghi Sơn
Phát huy vai trò của HĐND cấp xã, thị trấn
Nâng cao chất lượng, hiệu quả giám sát chuyên đề của Đoàn ĐBQH tỉnh
Ngọc Lặc và Đông Sơn cần nâng cao chất lượng các tiêu chí Nông thôn mới
Chế độ dinh dưỡng đặc thù cho HLV, VĐV năng khiếu
Đổi mới chất lượng hoạt động ở HĐND cấp huyện