(Baothanhhoa.vn) - Để khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế nhằm phát triển bền vững ngành thủy sản, TP Sầm Sơn đã xây dựng "Chương trình phát triển thủy sản giai đoạn 2021-2025". Qua hơn 1 năm triển khai thực hiện, những kết quả bước đầu đạt được đã phần nào minh chứng tính đúng đắn, phù hợp từ sự định hướng và các giải pháp thành phố đã đề ra.

Đẩy mạnh phát triển ngành thủy sản

Để khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế nhằm phát triển bền vững ngành thủy sản, TP Sầm Sơn đã xây dựng “Chương trình phát triển thủy sản giai đoạn 2021-2025”. Qua hơn 1 năm triển khai thực hiện, những kết quả bước đầu đạt được đã phần nào minh chứng tính đúng đắn, phù hợp từ sự định hướng và các giải pháp thành phố đã đề ra.

Đẩy mạnh phát triển ngành thủy sản

Tiểu thương thu mua hải sản tại Cảng cá Lạch Hới.

Thời gian qua, để khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế trong lĩnh vực thủy sản, TP Sầm Sơn đã triển khai đồng bộ, kịp thời các quy định, cơ chế, chính sách của Nhà nước; đồng thời, chỉ đạo các ngân hàng trên địa bàn đồng hành cùng ngư dân, tạo điều kiện vay vốn để đầu tư đóng mới, nâng cấp tàu thuyền có công suất lớn, mạnh dạn mở rộng ngư trường để nâng cao năng lực, hiệu quả đánh bắt và tập trung phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá. Nhờ đó, sản lượng khai thác tăng bình quân 6,1%/năm (giai đoạn 2015-2020). Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, việc khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, dịch vụ hậu cần nghề cá trên địa bàn thành phố vẫn đang tồn tại nhiều thách thức, hạn chế. Trong đó phải kể đến ngư trường khai thác thủy sản dần bị hạn hẹp; nguồn lợi thủy sản dần cạn kiệt, sản phẩm thu hoạch có giá trị kinh tế không cao. Tình trạng sử dụng ngư cụ kết hợp chất nổ, xung kích điện trái quy định, tàu cá hoạt động khai thác sai vùng quy định trong giấy phép khai thác, vẫn còn diễn ra ở nhiều nơi trên vùng biển. Công tác xử lý vi phạm trong khai thác thủy sản trên biển chưa thực sự hiệu quả do phương tiện hạn chế, lực lượng kiểm tra, kiểm soát còn mỏng. Dịch vụ hậu cần nghề cá chỉ mới cung cấp một số dịch vụ như vá lưới, nước ngọt, đá lạnh, dầu; chế biến thủy sản vẫn chỉ ở dạng sơ chế cấp đông, mẫu mã, thương hiệu cạnh tranh xuất khẩu còn thiếu chủ yếu xuất khẩu theo đường tiểu ngạch; các cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá còn rất hạn chế cả về quy mô và công nghệ. Diện tích nuôi trồng thủy sản giảm dần, do việc thu hồi đất phục vụ các dự án trên địa bàn thành phố.

Nhằm từng bước khắc phục tình trạng trên, đồng thời khai thác tiềm năng, lợi thế phát triển bền vững ngành thủy sản và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, môi trường sinh thái gắn với du lịch, cũng như góp phần bảo vệ quốc phòng - an ninh chủ quyền trên các vùng biển; TP Sầm Sơn đã xây dựng “Chương trình phát triển thủy sản giai đoạn 2021-2025”, với các mục tiêu đến năm 2025: tổng sản lượng thủy sản đạt trên 24.000 tấn (khai thác 23.900 tấn, nuôi trồng 100 tấn trở lên); tổng số tàu cá có động cơ khai thác biển 1.670 chiếc; 100% tàu khai thác xa bờ, tàu dịch vụ khai thác tham gia tổ, đội đoàn kết, mô hình liên kết sản xuất giữa khai thác, dịch vụ hậu cần và tiêu thụ sản phẩm; khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đáp ứng trên 600 tàu neo đậu; công suất bến cá, cảng cá đạt 18.000 tấn hàng thủy sản/năm; xây dựng, phát triển ít nhất 1 mô hình nuôi trồng thủy sản tập trung đạt chứng nhận VietGAP hoặc công nghệ cao.

Để đạt được mục tiêu trên, thành phố tập trung rà soát, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng dịch vụ hậu cần nghề cá, quy hoạch các khu vực nuôi trồng thủy sản trọng điểm và các vùng sản xuất, chế biến thủy sản, bãi sinh sản vùng biển ven bờ phù hợp với quy hoạch chung của thành phố. Tập trung chỉ đạo sản xuất thủy sản theo hướng nâng cao giá trị, chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị hiếu của thị trường. Phát triển hình thức khai thác thủy sản theo tổ hợp tác, HTX, doanh nghiệp; áp dụng mô hình liên kết trong sản xuất khai thác với dịch vụ hậu cần để chủ động sản xuất, có khả năng cạnh tranh, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Tổ chức sản xuất nuôi trồng thủy sản phải có giám sát của cộng đồng hoặc mô hình kinh tế HTX, tổ hợp tác, doanh nghiệp nhằm tăng cường giúp đỡ nhau trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và bảo vệ môi trường. Sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm từ ao nuôi đến thị trường tiêu thụ. Tích cực tuyên truyền, chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật tiên tiến để ứng dụng trong khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy sản đến người dân, doanh nghiệp. Tranh thủ các nguồn vốn của Trung ương, của tỉnh để đầu tư hạ tầng nghề cá và khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư máy móc thiết bị, ứng dụng kỹ thuật mới trong sản xuất, kinh doanh...

Qua hơn 1 năm triển khai “Chương trình phát triển thủy sản giai đoạn 2021-2025”, mặc dù chịu tác động của nhiều yếu tố bất lợi, như: dịch bệnh, giá xăng dầu liên tiếp tăng mạnh... làm cho chi phí tăng cao, song hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản trên địa bàn vẫn cơ bản ổn định. Năm 2021, tổng sản lượng ước đạt 26.853 tấn, bằng 101% so với kế hoạch, giảm 10% so với cùng kỳ (trong đó, sản lượng khai thác ước đạt 26.720 tấn, đạt 101% so với kế hoạch, giảm 9% so với cùng kỳ; sản lượng nuôi trồng ước đạt 133 tấn, đạt 52% so với kế hoạch, giảm 47% so với cùng kỳ). Tháng 1-2022, sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản ước đạt 2.267,5 tấn, tăng 5,4% so với tháng trước, giảm 3,9% so với cùng kỳ (trong đó, sản lượng khai thác ước đạt 2.255,5 tấn, giảm 3,5% so với cùng kỳ, sản lượng nuôi trồng 12 tấn, giảm 42,9% so với cùng kỳ); giá trị sản xuất (theo giá so sánh 2010) ước đạt 21.915 triệu đồng, giảm 4,2% so với cùng kỳ. Hiện, thành phố đã hoàn thành việc tổ chức lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho 198/198 tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên.

Để tiếp tục phát triển ngành thủy sản hiệu quả, bền vững, thời gian tới thành phố tập trung thu hút đầu tư để hoàn thiện kết cấu hạ tầng, cơ sở dịch vụ hậu cần nghề biển như cảng Hới, khu âu thuyền, chợ đầu mối, cơ sở sửa chữa tàu thuyền. Đồng thời, nâng cấp các cơ sở chế biến thủy sản theo hướng hiện đại, tạo ra các mặt hàng thủy sản có giá trị cao để xuất khẩu và phục vụ du khách; xây dựng thêm nhiều thương hiệu sản phẩm hải sản truyền thống như nước mắm, mực khô, chả cá, chả mực và các sản phẩm hải sản khác. Cùng với đó, khuyến khích ngư dân đóng mới, nâng cấp, cải hoán tàu thuyền khai thác thủy sản có chiều dài từ 15m trở lên; đẩy mạnh việc đánh bắt hải sản xa bờ gắn với ứng dụng công nghệ cao; giảm thiểu các tàu thuyền khai thác ven bờ có chiều dài dưới 12m. Tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Nghị định số 17/2018/NĐ-CP ngày 2-2-2018 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản; Quyết định số 176-QĐ/TU ngày 30-6-2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố khóa XVII về “Chương trình phát triển thủy sản giai đoạn 2021-2025”...

Bài và ảnh: Trần Giang


Bài và ảnh: Trần Giang

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]