Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm tại Nông Cống

(Baothanhhoa.vn) - Xác định đào tạo nghề (ĐTN) gắn với giải quyết việc làm góp phần hiệu quả vào chính sách an sinh xã hội và tăng trưởng kinh tế, những năm qua, huyện Nông Cống luôn ưu tiên công tác ĐTN, định hướng nghề nghiệp cho người lao động, góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo của huyện lên trên 78% năm 2022.

Xác định đào tạo nghề (ĐTN) gắn với giải quyết việc làm góp phần hiệu quả vào chính sách an sinh xã hội và tăng trưởng kinh tế, những năm qua, huyện Nông Cống luôn ưu tiên công tác ĐTN, định hướng nghề nghiệp cho người lao động, góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo của huyện lên trên 78% năm 2022.

Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm tại Nông CốngSản xuất hàng thủ công mỹ nghệ tại HTX tiểu thủ công nghiệp mây tre đan Tân Thọ.

Thực hiện kế hoạch của tỉnh về công tác ĐTN cho lao động nông thôn, hằng năm, UBND huyện Nông Cống chỉ đạo các phòng chuyên môn phối hợp với hội nông dân, hội phụ nữ, huyện đoàn và các xã, thị trấn khảo sát, nắm bắt nhu cầu học nghề của người lao động. Dựa trên cơ sở khảo sát, các đơn vị chức năng xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo. Đồng thời, căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện để kết hợp lựa chọn các nghề truyền thống, các nghề phù hợp với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đáp ứng nhu cầu thị trường, có khả năng thu hút nhiều lao động ở nhiều nơi làm việc. Có chế độ khuyến khích, động viên người học nhằm từng bước nâng cao trình độ tay nghề đáp ứng nhu cầu thị trường lao động. Từ năm 2016 đến hết năm 2021, huyện đã mở hơn 450 lớp ĐTN cho trên 1.200 lượt lao động, trong đó chủ yếu là đối tượng thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và lao động nông thôn khác. Nhờ đó, tỷ lệ lao động có việc làm qua ĐTN của huyện đạt khoảng 75%; tỷ lệ người lao động có việc làm thường xuyên đạt 96,19%; lao động được giải quyết việc làm hàng năm trên 3.000 người.

Huyện Nông Cống là địa phương có số lượng lao động từ tỉnh ngoài về nhiều nhất tỉnh, khoảng trên 12.300 lao động; trong đó, có khoảng 4.300 lao động có nhu cầu học nghề và tìm việc làm tại địa phương. Do vậy, ngay sau khi dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn cơ bản được kiểm soát, huyện Nông Cống đã tập trung hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn để các doanh nghiệp, đơn vị phục hồi sản xuất, kinh doanh gắn với giải quyết việc làm cho lao động địa phương. Trong đó, huyện chú trọng thu hút các dự án sử dụng nhiều lao động, như: chế biến thức ăn gia súc, nông sản, thủy sản, dược liệu; sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ... Đồng thời, khuyến khích các xã phát triển tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề truyền thống, thành lập các HTX tiểu thủ công nghiệp, nhân cấy nghề mới nhằm thu hút lao động nông nhàn tại địa phương. Hiện trên địa bàn huyện có trên 400 doanh nghiệp, trong đó có trên 20 đơn vị hoạt động trong lĩnh vực may mặc, giày xuất khẩu tạo việc làm thường xuyên cho trên 17.000 lao động; các nghề - làng nghề truyền thống cũng đã tạo việc làm cho hàng chục nghìn lao động như làng nghề nón lá Trường Giang; làng nghề làm hương bài xã Vạn Thắng; làng nghề chiếu cói và các sản phẩm từ cói; làng nghề làm miến gạo Tân Giao, xã Thăng Long... Riêng 6 tháng đầu năm, toàn huyện có 59 doanh nghiệp, HTX thành lập mới, giải quyết việc làm cho hơn 2.000 lao động nông thôn, chủ yếu là các ngành nghề may mặc, giày da, đan lát, chế biến lương thực, thực phẩm...; huyện cũng đã phối hợp với các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, tạo việc làm mới cho 1.850 lao động đạt 61% kế hoạch năm.

Là đơn vị chủ lực trong công tác dạy nghề cho lao động nông thôn và dạy văn hóa, dạy nghề cho học sinh, thời gian qua, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Nông Cống không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Bằng nhiều giải pháp linh hoạt phù hợp với điều kiện thực tế, đúng với chức năng nhiệm vụ. Cụ thể, trung tâm mở rộng thêm nghề đào tạo, liên kết đào tạo với các trường cao đẳng, trung cấp, cung cấp nguồn nhân lực có tay nghề đáp ứng yêu cầu của các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài huyện, tạo niềm tin tưởng trong Nhân dân. Từ đó, công tác phân luồng, hướng nghiệp cho học sinh sau tốt nghiệp THCS đạt hiệu quả cao. Kết quả năm học 2021-2022, trung tâm đã tuyển sinh và đào tạo được 9 lớp học văn hóa với 353 học sinh và 9 lớp trung cấp nghề với 345 học sinh, gồm các ngành nghề: công nghệ thông tin, may và thiết kế thời trang, máy lạnh và điều hòa không khí, quản lý nhà hàng - khách sạn. Đối với hệ sơ cấp tuyển sinh tổ chức được 7 lớp, với 245 học viên, gồm may công nghiệp, cơ khí, đan lát thủ công, nuôi tôm thẻ chân trắng và nghề trồng mít. Số học viên sau đào tạo đều được các công ty tuyển dụng, một số nghề tạo việc làm tại chỗ được bao tiêu sản phẩm. Tỷ lệ đạt 96% trở lên tùy theo từng nghề. Học sinh khối 12 sau tốt nghiệp THPT, hệ trung cấp nghề, có 95% được giới thiệu việc làm tại các công ty trong và ngoài huyện, có 15 học sinh đi du học, lao động tại Nhật Bản.

Để đổi mới và ĐTN theo hướng chất lượng, hiệu quả gắn với giải quyết việc làm, thời gian tới, huyện Nông Cống chỉ đạo các ngành chức năng, các xã, thị trấn tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và xã hội về công tác ĐTN; đẩy mạnh xã hội hóa dạy nghề, kêu gọi các tổ chức, cá nhân đầu tư thành lập cơ sở dạy nghề; vận động các cơ sở dạy nghề tư thục, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tham gia hoạt động dạy nghề qua đó nâng cao hiệu quả ĐTN, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn.

Bài và ảnh: Trần Hằng



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

26°C - 33°C
Có mây, không mưa
  • 26°C - 30°C
    Có mây, không mưa
  • 27°C - 34°C
    Có mây, không mưa
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]