(Baothanhhoa.vn) - Trái phiếu doanh nghiệp là một kênh huy động vốn cho doanh nghiệp, cũng là một hình thức sinh lời được nhiều nhà đầu tư lựa chọn. Tuy nhiên, thị trường trái phiếu doanh nghiệp với nhiều lỗ hổng pháp lý đã gây ra không ít hệ lụy thời gian qua.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Đảm bảo an toàn kênh dẫn vốn cho doanh nghiệp

Trái phiếu doanh nghiệp là một kênh huy động vốn cho doanh nghiệp, cũng là một hình thức sinh lời được nhiều nhà đầu tư lựa chọn. Tuy nhiên, thị trường trái phiếu doanh nghiệp với nhiều lỗ hổng pháp lý đã gây ra không ít hệ lụy thời gian qua.

Đảm bảo an toàn kênh dẫn vốn cho doanh nghiệp

Ảnh minh họa.

Thực tế với cảnh “trăm hoa đua nở” nhiều doanh nghiệp không có tài sản đảm bảo, không xếp hạng tín nhiệm, không bảo lãnh thanh toán cũng phát hành trái phiếu, đẩy thị trường trái phiếu vào cảnh tăng trưởng nóng. Sau khi mất khả năng thanh toán, nhiều doanh nghiệp đã chây ỳ hoặc thanh toán cho người sử dụng trái phiếu bằng tài sản không mong muốn...

Ngày 5-3-2023, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 08/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung và ngưng hiệu lực thi hành một số điều tại các nghị định quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế.

Trong đó cho phép doanh nghiệp phát hành trái phiếu có thể thanh toán gốc, lãi trái phiếu đến hạn bằng tài sản khác, tuy nhiên phải được người sở hữu trái phiếu chấp thuận. Như vậy, thay cho ép người sở hữu trái phiếu, thì nay doanh nghiệp phải đàm phán, thỏa thuận và chịu hoàn toàn trách nhiệm về tình trạng pháp lý của tài sản sử dụng để thanh toán.

Đáng chú ý nữa là, lâu nay nhiều người không biết tương lai trái phiếu mình đang sở hữu sẽ như thế nào, khi nào được thanh toán, thì nay thay vào đó nếu doanh nghiệp muốn kéo dài kỳ hạn của trái phiếu thì thời gian tối đa cũng không quá 2 năm so với kỳ hạn tại phương án phát hành trái phiếu đã công bố cho nhà đầu tư. Nghĩa là nhà đầu tư có thể chủ động được phương án đầu tư tiếp theo của mình.

Với việc ban hành Nghị định số 08/2023/NĐ-CP, Chính phủ đã tạo ra một hành lang pháp lý, hỗ trợ cả bên cung và bên cầu, vừa tạo cơ hội cho doanh nghiệp phát huy kênh huy động vốn, vừa đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư trái phiếu trong khuôn khổ quy định của pháp luật. Dĩ nhiên, để huy động được vốn thông qua kênh dẫn vốn này, trước tiên doanh nghiệp phải lấy được lòng tin của nhà đầu tư. Muốn thế, doanh nghiệp phải tái cấu trúc doanh nghiệp, tái cơ cấu sản phẩm của mình, thay cho việc nhập nhèm phát hành trái phiếu như trước.

Theo thông tin trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Nghị định số 08/2023/NĐ-CP sẽ tác động rất tích cực và hiệu quả đến việc xử lý 119.000 tỷ đồng trái phiếu đến hạn trong năm 2023. Đây có thể nói là tín hiệu vui, khơi thông thị trường vốn quan trọng này, doanh nghiệp không đủ điều kiện sẽ bị thanh lọc, doanh nghiệp uy tín sẽ phát huy tốt hơn kênh dẫn vốn. Tuy nhiên, đó mới chỉ là trên lý thuyết. Thị trường trái phiếu doanh nghiệp có đi đúng quỹ đạo hay không, phụ thuộc vào chính trách nhiệm của cơ quan quản lý, đánh giá xếp hạng và bảo lãnh trái phiếu cũng như nhận thức của nhà đầu tư.

Thái Minh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]