Đảm bảo an toàn cây xanh đô thị
Đô thị không thể thiếu cây xanh, nhưng cũng không thể để cây xanh phát triển một cách “mất kiểm soát”, đe dọa đến an toàn, mỹ quan đô thị.
Mới đây đã thêm 2 cái chết thương tâm và tức tưởi bởi cây xanh, khi xảy ra gãy cành cây ở Công viên Tao Đàn (TP Hồ Chí Minh). Những cái chết bất thình lình, nhưng được dự báo trước. Báo chí đã cảnh báo vấn đề này rất nhiều.
Danh sách nạn nhân tử vong và bị thương do gãy đổ cây xanh đô thị có lẽ đã lên tới hàng trăm. Sau nhiều trận mưa lớn cây bị long gốc gãy đỗ, hình ảnh phương tiện giao thông, người đi đường bị cây đè lên xuất hiện ở nhiều diễn đàn.
Mà thực ra cũng chẳng cần đến khi mưa gió mới có những bức ảnh, đoạn video không mong muốn ấy. Nhưng cây xanh ngã đổ, cành cây gãy rơi từ độ cao hàng chục mét bất thình lình dội vào đầu người bên dưới cũng không phải là chuyện lạ.
Cây xanh đô thị không thể thiếu khi mà biến đổi khí hậu, công nghiệp hóa ngày một diễn ra mạnh mẽ hơn đòi hỏi sự cân bằng sinh thái. Nhưng dĩ nhiên là không phải vì sự an toàn của môi trường sống, mà chúng ta lâu lâu lại phải đón nhận những cái chết bất thình lình.
TP Thanh Hóa là một đô thị rộng và cũng được xếp vào hàng đô thị già. Một đô thị như thế sẽ không thể đòi hỏi có một hệ thống cây xanh trẻ được. Trên đường Phan Chu Trinh từng xảy ra một vụ cây bật gốc đè chết người. Cho đến giờ điều đó vẫn còn ám ảnh người đi đường về những chiếc “bẫy người” từ trên cao. Nhiều người mong mỏi cơ quan quản lý cây xanh đô thị thay mới hệ thống cây xanh để đảm bảo sự an toàn. Đó là điều gần như không thể. Chúng ta không thể chặt bỏ toàn bộ những hàng cây già nua để thay bằng những lứa cây trẻ được. Như thế sẽ tạo ra một khoảng trống cây xanh cho đô thị. Để một cây xanh trồng mới vươn cành, khép tán có thể phải đến chục năm. Thứ đến là kinh phí. Ngân sách không thể đáp ứng cùng lúc số tiền lớn để thay mới số cây xanh lên tới hàng chục nghìn cây.
Thay cho đáp ứng yêu cầu “thay máu” hệ thống cây xanh một cách cực đoan, hãy chọn những giải pháp phù hợp. Trước tiên, chúng ta cần tạo ra những đường cây gối vụ ở những khu đô thị và đường giao thông mới hoặc khảo sát trồng những cây thay thế cho những cây đã quá già nua, nguy cơ lớn ở những tuyến phố cũ. Đối với việc trồng mới cần được thực hiện đồng loạt và thống nhất chủng loại cây trồng. Hiện nay có nhiều hộ dân đến ở những khu đô thị mới hoặc ven những con đường mới đã chặt bỏ cây cũ, đưa vào những cây khác theo sở thích. Bên cạnh gây ra nguy cơ mất an toàn sau này, những đường cây như thế cũng không đảm bảo về mặt thẩm mỹ.
Bên cạnh đó, ở TP Thanh Hóa hiện có nhiều cây xà cừ lớn ven đường. Đây là loại cây có bộ rễ nông, dễ bật gốc, là mối đe dọa cho người và phương tiện đi đường, nhà ở ven đường, bởi thời điểm này đang là cao điểm mưa, bão của năm. Những cây xanh có tuổi đời cao và nguy cơ bật gốc lớn cần được khảo sát, cắt tỉa thường xuyên.
Để đảm bảo an toàn hệ thống cây xanh đô thị, bên cạnh công tác quy hoạch được đặt lên hàng đầu, thì việc khảo sát, cắt tỉa định kỳ và đột xuất cũng cần phải được hết sức quan tâm. Một vấn đề nữa đó là công tác bảo vệ cây xanh. Không thể để xảy ra sự tùy tiện và lãng phí ngân sách khi có những cây xanh sau khi được cơ quan chức năng trồng, rồi sau đó lại bị người dân tự ý chặt bỏ, thay thế bới những lý do không hề thuyết phục.
Thái Minh
{name} - {time}
-
2025-01-14 21:06:00
Bịt “kẽ hở” trong công tác quản lý người nước ngoài (Bài 2): Núp bóng đầu tư “chui”
-
2025-01-14 20:05:00
“Còn thông tin về mộ liệt sĩ, còn tổ chức tìm kiếm, quy tập”
-
2024-08-16 07:07:00
Cần sự đồng thuận để từng bước chỉnh trang đô thị
20 năm “mắc kẹt” vì quy hoạch khu công nghiệp
Động lực từ những lá thư
Phụ nữ giúp nhau mua bảo hiểm y tế
Vĩnh Lộc tổng kết năm học 2023 - 2024
Hơn 300 người tham gia hiến máu nhân đạo
Khám mắt miễn phí cho gần 1.000 cựu thanh niên xung phong
Ký kết thoả thuận hợp tác và truyền thông; khám sức khoẻ miễn phí cho công nhân lao động
Xây dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh cho trẻ em
Rà soát, sớm đầu tư các nút giao, kết nối các tuyến đường bộ cao tốc