Đã thiêng, càng thêm thiêng
Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa sắp tới sẽ diễn ra một số lễ hội ở những di tích gắn với tín ngưỡng thờ mẫu, tương truyền thiêng vào bậc nhất, nhì xứ Thanh, là Lễ hội đền Sòng Sơn ở thị xã Bỉm Sơn và Lễ hội đền Hàn Sơn ở huyện Hà Trung.
Những lễ hội được cho là thiêng khi diễn ra thường thu hút nhiều người đến tham dự, nguy cơ ảnh hưởng xấu đến cảnh quan, môi trường, an ninh - trật tự tại di tích là điều khó tránh khỏi. Mất an ninh văn hóa, đe dọa đến sự an toàn của môi trường trong hoạt động lễ hội là vấn đề bức bối ở nhiều địa phương, đến nay vẫn chưa được giải quyết triệt để.
Yêu cầu xây dựng một môi trường văn hóa, văn minh trong lễ hội không chỉ nhằm góp phần xây dựng đời sống văn hóa, còn tạo ra những sản phẩm lễ hội có chất lượng thúc đẩy du lịch phát triển. Việc làm này đã được không ít chính quyền, ban quản lý di tích, danh thắng nhận thức rất tốt. Trong dịp lễ hội mùa xuân năm nay, cơ quan chức năng và Ban Quản lý khu di tích Phủ Na (Như Thanh) đã nhanh chóng vào cuộc dẹp nạn ăn xin tại đây sau khi tiếp nhận thông tin phản ánh từ du khách.
Thông tin trên báo chí mới đây cũng cho biết, tại TP Đà Nẵng lễ hội tôn giáo lớn nhất của thành phố là Lễ hội Quán Thế Âm tại Di tích quốc gia đặc biệt Danh thắng Ngũ Hành Sơn năm 2024 có nét mới là đặt ra yêu cầu “5 không”, gồm: không trộm, cướp và tệ nạn xã hội; không lang thang xin ăn, xin ăn biến tướng; không xả rác, không vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm; không chèo kéo khách, nâng giá, ép giá; không phóng sinh và mê tín dị đoan.
Sự nỗ lực xây dựng cảnh quan, hình ảnh đẹp cho di tích, lễ hội của một số địa phương đã nhận được lời khen từ du khách, tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển.
Cuộc sống càng phát triển càng đòi hỏi đời sống tín ngưỡng phải có bước phát triển theo, trong đó cảnh quan môi trường phục vụ hoạt động tín ngưỡng phải trở nên sạch đẹp, lành mạnh hơn. Các ban quản lý di tích và chính quyền sở tại không nên xem di tích, danh thắng, lễ hội như thứ tài nguyên vô tận, quan tâm khai thác mà không chú ý nhiều đến bảo vệ, kiến tạo những giá trị tăng sức hút.
Di tích, lễ hội đã thiêng cùng với cách quản lý nghiêm, thì yếu tố thiêng càng trở nên thiêng hơn. Những năm gần đây ngành văn hóa, thể thao và du lịch Thanh Hóa đã xây dựng được một môi trường văn hóa, môi trường du lịch tương đối lành mạnh. Nỗ lực dẹp bỏ những điều mà dư luận còn băn khoăn ở những lễ hội trong thời gian tới sẽ càng tạo ra sức hút đưa du khách đến với xứ Thanh, hình ảnh Thanh Hóa càng trở nên nổi bật. Cách làm ở một số lễ hội gần đây chính là gợi ý để các ngành chức năng và địa phương tham khảo, có biện pháp thực hiện phù hợp.
Hạnh Nhiên
{name} - {time}
-
2024-12-15 13:34:00
Lịch sử thú vị về lá quốc kỳ có hình dáng “kỳ lạ” nhất trên thế giới
-
2024-12-15 13:30:00
Nhà sáng lập thương hiệu thời trang Mango tử nạn
-
2024-03-29 19:00:00
[E-Magazine] – Bao giờ Đèo Gió thôi sương...
Phát động cuộc thi “Sáng tác ca khúc về Thiệu Hóa”
Bảo tồn đa dạng các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống
Tuyệt tác nghệ thuật phiên bản giới hạn
Sẵn sàng cho ngày khai mạc Lễ hội Đền Bà Triệu năm 2024
Phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia đền Sòng Sơn và Lễ hội Sòng Sơn - Ba Dội
Đến Fansipan đón “khúc giao mùa” của những loài hoa
Nhiều trải nghiệm cho du khách dịp Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội đền Hùng năm 2024
Giải thưởng Cống hiến năm 2024: Đen Vâu và Double2T lập cú đúp chiến thắng
[Podcast] - Tản văn: Lên màu cho nỗi nhớ