Cuộc trở mình theo thời đại
Khai thác và phát huy những lợi thế thiên nhiên ban tặng, bề dày lịch sử - văn hóa truyền thống để đa dạng hóa loại hình du lịch, Thanh Hóa đang ngày càng thu hút du khách đến với các thắng tích để tham quan, trải nghiệm và vui chơi trong các mùa lễ hội quanh năm.
Và khi câu chuyện du lịch mùa vụ, dò dẫm tạo dựng thương hiệu đang dần lùi vào dĩ vãng thì sự xuất hiện của hàng loạt sản phẩm, dự án đẳng cấp được ví như “Cuộc trở mình theo thời đại” nhanh chóng đưa Thanh Hóa thành điểm đến hàng đầu mang tầm khu vực Bắc Trung bộ.
Đồng chí Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thanh Hóa thăm và làm việc tại Hi-KING LAKE Resort những ngày gấp rút hoàn thiện.
Theo báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa, ngành du lịch của tỉnh tiếp tục duy trì đà phục hồi và phát triển mạnh mẽ. Trong năm 2023, Thanh Hóa đón trên 12,48 triệu lượt khách, đạt 104% kế hoạch; tổng thu du lịch 24.505 tỷ đồng, đạt 101,3% kế hoạch năm 2023. Với kết quả đó, Thanh Hóa là 1 trong 3 địa phương thu hút lượng khách lớn của cả nước, chỉ sau TP Hồ Chí Minh và Hà Nội.
Đóng góp vào sự phát triển của du lịch tỉnh Thanh hóa, đặc biệt trong giai đoạn bùng nổ 1-2 năm tới, phải kể đến vai trò của các quần thể du lịch nghỉ dưỡng hoàn chỉnh. Ngoài Tổ hợp dự án Quảng trường biển tại Sầm Sơn hay quần thể nghỉ dưỡng tại Quảng Xương thì Hi-KING LAKE Resort tại xã Thọ Lâm, huyện Thọ Xuân với tổng vốn đầu tư lên tới 1.400 tỷ đồng do một tập đoàn lớn ở phía Nam kiến tạo cũng được xem là cuộc trỗi dậy ngoạn mục.
Từ Thanh Hoa trì liệt truyện...
Cho đến nay, người dân trong vùng vẫn còn truyền miệng rằng, Hồ Vua Lê còn gọi là Thanh Hoa trì hay Long Ôn trì là tên gọi của nơi vua tắm.
Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng thăm và làm việc tại của Hi-KING LAKE Resort.
Theo các tài liệu lịch sử, năm 1428, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế (Lê Thái Tổ), lập nên vương triều Hậu Lê, đóng đô ở Thăng Long, mở ra thời kỳ phát triển mới cho quốc gia Đại Việt. Năm 1430, Lê Thái Tổ đổi tên vùng đất Lam Sơn thành Lam Kinh. Kể từ đó, các kiến trúc điện, miếu... cũng bắt đầu được xây dựng tại đây, gắn liền với 2 chức năng chính.
Khu resort được xây dựng trên vùng đất thang mộc, là một khái niệm trong lịch sử Việt Nam, được sử dụng để chỉ địa điểm có vượng khí. Ngoài ra, thang mộc còn được hiểu là nơi vua tắm gội để giữ mình thanh sạch trước khi tế trời đất, cúng bái tổ tiên.
Hi_KING LAKE Resort sẽ đón du khách đến trải nghiệm tắm suối khoáng nóng và văn hóa thiền định suốt 4 mùa trong năm.
Nơi đây, xưa kia có suối nước nóng bắt nguồn từ những tia nước có nhiệt độ từ 26 - 27 độ C chảy thành mạch từ đảo giữa hồ. Nhiều thế kỷ trước, khu vực này còn là rừng lim anh bạt ngàn, u tịch trải rộng đến Lam Kinh. Cảnh đẹp hữu tình, có hồ, có suối là nơi các Vua Lê hay đến thưởng ngoạn, thanh sạch long thể sau những chuyến vi hành trước khi trở lại kinh thành cúng tế.
Đến Hi_King Lake
Được thừa hưởng những giá trị văn hóa lịch sử của những giai thoại vô cùng đặc trưng, kề cận với Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Lam Kinh nên Hi _ King Lake Resort & Spa gắn liền với tầm nhìn của công trình ngay từ khi được nhà đầu tư định vị.
Hi _ King Lake! Lời mời chào đầy trọng thị, văn minh, hiếu khách, một kiệt tác kiến trúc của Sao Mai Group vừa mang hồn cốt của những giai thoại, vừa thể hiện được đẳng cấp, tâm huyết và sứ mệnh của “thần dân” trên vùng đất thang mộc 2 vương triều.
Các tổ hợp dự án của Hi-KING LAKE Resort góp phần thăng hạng du lịch tại Thanh Hóa.
Với quy mô gần 54ha, quần thể nghỉ dưỡng được phát triển mang phong vị của Vườn treo Babylon (605- 562 TCN) cách nay nhiều thiên niên kỷ. Công trình nằm trên Quốc lộ 47C (tỉnh lộ 506 cũ) ở vị trí gạch nối giữa Cảng Hàng không Quốc tế Thọ Xuân và Khu di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh. Nhờ tọa độ này, resort hứa hẹn trở thành tâm điểm trên trục kết nối du lịch Đông – Tây từ trung tâm thành phố.
Tới đây, khi đại lộ rộng 34m từ vành đai 3 đến đường vành đai phía Tây TP Thanh Hóa hoàn thành tạo nên mạch giao thông chủ chốt, kết nối địa điểm với các trục giao thông: không - thủy - bộ, King Lake Resort & Spa sẽ có cơ hội đón trọn dòng khách du lịch đến vui chơi, nghỉ dưỡng, trải nghiệm 4 mùa cùng thời gian lưu trú dài ngày.
Đón đầu sự khởi sắc mạnh mẽ của du lịch vùng Ái Châu, một khi quần thể nghỉ dưỡng này đi vào vận hành trong ngày trọng đại 30/4/2024, hoạt động du lịch sẽ được khai thác triệt để, lượng du khách đổ về ngày một đông hơn hứa hẹn kích cầu toàn bộ giá trị kinh tế vùng gia tăng mạnh mẽ.
Chiêu Dương
{name} - {time}
-
2025-01-12 14:40:00
Đảm bảo an toàn tại các di tích trong mùa lễ hội đầu xuân
-
2025-01-11 16:02:00
Phát huy giá trị di tích đền thờ Trần Hưng Đạo
-
2024-03-20 14:41:00
Top 6 resort Hòa Bình đẹp, giá rẻ năm 2024
Đưa các huyện Quan Sơn và Lang Chánh vào nhóm các địa phương phát triển du lịch khá của tỉnh
Khai mạc Năm Du lịch Quốc gia - Điện Biên và Lễ hội Hoa Ban 2024
Thanh Hóa: Phố đi bộ Vlasta – Sầm Sơn rộn ràng đón khách du Xuân
“Thắp sáng” du lịch đêm để giữ chân du khách
Du lịch nông nghiệp xứ Thanh: Tiềm năng lớn cần phát huy
Đẩy mạnh liên kết du lịch Thanh Hóa với các tỉnh Tây Bắc từ lợi thế khác biệt
Cầu Rồng Đà Nẵng phun lửa, phun nước độc đáo ngay giữa thành phố
Phấn đấu đưa Nga Sơn trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn của tỉnh
Cách di chuyển nhanh và an toàn từ Hà Nội đến Tam Đảo