Cuộc sống trở lại ở vùng ngập TP Thanh Hóa
Sau khi mực nước trên sông Mã, sông Chu rút, ngay trong sáng 25/9 UBND TP Thanh Hóa đã huy động tối đa lực lượng, phương tiện hỗ trợ cấp ủy, chính quyền các xã, phường bị ảnh hưởng, nhanh chóng ổn định đời sống Nhân dân sau lũ.
Cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 762, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh giúp đỡ người dân phường Thiệu Dương di chuyển các vật dụng đến nơi an toàn.
Theo báo cáo của UBND TP Thanh Hóa, mực nước trên sông Mã và sông Chu dâng cao đã khiến nhiều khu vực dân cư trên địa bàn bị ngập lụt, chia cắt từ tối ngày 22/9 đến 24/9. Theo rà soát, có 2.358 hộ, 9.684 nhân khẩu sinh sống vùng ngoại đê bị ngập lụt. Trong đó có 31 phố, thôn bị ngập lụt, gồm 14 phố, thôn bị ngập toàn bộ hoặc phần lớn khu dân cư; 17 phố, thôn ngập một phần. Các địa phương bị ngập lụt sâu nhất là phường Thiệu Khánh có 3/9 thôn bị ngập với 384 hộ; phường Thiệu Dương có 7/10 thôn bị ngập với 1.743 hộ, xã Hoằng Quang có 3/7 thôn bị ngập với 128 hộ.
Tình trạng ngập lụt để lại nhiều bùn đất sau khi nước rút.
Với tinh thần chủ động khắc phục hậu quả thiên tai, đảm bảo cao nhất an toàn sức khỏe, tính mạng và tài sản Nhân dân, TP Thanh Hóa đã chủ động tuyên truyền, hướng dẫn người dân các biện pháp phòng, chống thiên tai cũng như thông tin dự báo về mực nước các sông để người dân chủ động ứng phó, đảm bảo an toàn.
Ngay trong chiều 22/9, khi mực nước lũ chưa dâng cao, TP Thanh Hóa đã chủ động tổ chức di dời 452 hộ, với 996 người dân tại khu vực trũng thấp đến nơi an toàn; di dời tại chỗ 7.088 người từ khu vực thấp lên khu vực cao trong vùng ngập lụt. Đồng thời, thành phố huy động các nguồn lực, hỗ trợ lương thực, nước uống cho người dân có nhà bị ngập.
Bên cạnh đó, TP Thanh Hóa đã chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường 100% quân số về địa bàn, hỗ trợ người dân các địa phương ứng phó với tình hình ngập lụt. Huy động các tổ chức hội, đoàn thể, chính trị - xã hội chủ động hỗ trợ các địa phương khi cần...
Các giải pháp đồng bộ, quyết liệt đã góp phần giảm thiểu đến mức tối đa thiệt hại do mưa, lũ gây ra, đời sống Nhân dân vùng lũ cơ bản ổn định, ít bị ảnh hưởng.
Học sinh Trường THCS Thiệu Dương đã trở lại học tập bình thường từ chiều ngày 25/9.
Với tinh thần nước rút đến đâu, dọn dẹp đến đó, sáng 25/9, UBND TP Thanh Hóa đã chỉ đạo các xã, phường tập trung thực hiện các giải pháp nhằm nhanh chóng ổn định đời sống Nhân dân sau lũ; huy động tối đa lực lượng, phương tiện hỗ trợ các xã, phường tổ chức giúp đỡ người dân di chuyển đồ đoàn về nhà, tham gia dọn dẹp nhà cửa, vệ sinh môi trường, phun tiêu độc, khử trùng, phòng trừ dịch bệnh, đảm bảo cuộc sống.
Lực lượng Công an TP Thanh Hóa hỗ trợ người dân khu phố Giang Thanh, phường Thiệu Khánh di chuyển, sắp xếp vật dụng, ổn định đời sống sau lũ.
Thiệu Dương là phường bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong đợt lũ này khi có tới 7/10 khu phố với 1.743 hộ, 6.218 khẩu bị ngập nhà cửa. Sau khi nước rút, Đảng ủy phường đã huy động lực lượng dân quân, công an, các hội, đoàn thể chính trị - xã hội giúp đỡ người dân di chuyển, sắp xếp đồ đoàn, vật dụng, dọn dẹp nhà cửa để ổn định cuộc sống. Bên cạnh đó, Trạm Y tế xã đã phối hợp với Trung tâm Y tế TP Thanh Hóa tiến hành phun tiêu độc khử trùng, phòng ngừa dịch bệnh sau lũ.
Các lực lượng tham gia dọn dẹp vệ sinh môi trường tại phường Thiệu Dương (TP Thanh Hóa).
Bí thư Đảng ủy phường Thiệu Dương Dương Đình Nghị cho biết, đến trưa 25/9, mực nước trên các sông đã rút, trên địa bàn phường không còn hộ dân nào bị ngập lụt. Được sự hỗ trợ của TP Thanh Hóa và các lực lượng chức năng, tình hình đời sống Nhân dân đã cơ bản ổn định. Cuộc sống trở lại bình thường. Công tác dọn dẹp vệ sinh môi trường ở các phố bị ngập vẫn đang được tiến hành với sự hỗ trợ đắc lực của lực lượng công an, quân sự.
Cán bộ, chiến sĩ Công an TP Thanh Hóa tham gia khắc phục hậu quả sau lũ tại phường Thiệu Dương (TP Thanh Hóa).
Cũng theo ông Dương Đình Nghị, trong những ngày xảy ra tình trạng ngập lụt trên địa bàn (từ tối 22/9 đến ngày 24/9) cấp ủy, chính quyền phường thường xuyên thăm hỏi, nắm bắt tình hình đời sống Nhân dân; ttổ chức cấp phát lương thực, nước uống, thuốc men, hỗ trợ kịp thời những hộ dân bị ảnh hưởng. Vì vậy, không xảy ra tình trạng người dân bị đói, hoặc không có nơi ở. Từ chiều 25/9, các nhà trường trên địa bàn phường đón học sinh trở lại học tập bình thường sau 2 ngày nghỉ do ngập lụt.
Lực lượng quân đội dọn dẹp vệ sinh môi trường tại phường Thiệu Khánh (TP Thanh Hóa).
Còn tại phường Thiệu Khánh, từ 7h sáng nay (25/9), khi mực nước trên sông Mã, sông Chu rút xuống, UBND phường đã tổ chức lực lượng tập trung hỗ trợ người dân ở các khu phố bị ngập lụt. Không khí làm việc rất mau lẹ, khẩn trương.
Theo Chủ tịch UBND phường Nguyễn Sỹ Ngọc, đến 12h trưa 25/9, trên địa bàn phường không còn hộ dân nào bị ngập nhà cửa. Cấp ủy, chính quyền và các lực lượng chức năng đã đến từng hộ gia đình giúp đỡ người dân di chuyển đồ đoàn, dọn dẹp nhà cửa, nhanh chóng ổn định cuộc sống.
Người dân phường Thiệu Khánh lau dọn vật dụng gia đình, ổn định cuộc sống sau lũ.
Khẩn trương, mau lẹ để ổn định đời sống Nhân dân sau lũ cũng là không khí chung ở xã Hoằng Quang, nơi có 3/7 thôn với 128 hộ có nhà cửa bị ngập trong đợt lũ này. Chủ tịch UBND xã Nguyễn Trọng Kiên cho biết, cuộc sống của người dân bị ngập lụt đã trở lại bình thường. Trong lũ và sau lũ không xảy ra tình trạng người dân bị đói hoặc thiếu nơi ở.
Video: Các lực lượng và người dân TP Thanh Hóa khẩn trương khắc phục hậu quả sau mưa lũ
Sau khi lũ rút, người dân các địa phương bị ảnh hưởng cũng đã tập trung dọn dẹp nhà cửa, nhanh chóng ổn định cuộc sống.
Ông Ngô Văn Đạt ở khu phố Giang Thanh, phường Thiệu Khánh cho biết: "Chúng tôi ở ven sông, nên việc ngập lụt vẫn thường xảy ra qua các năm. Năm nay cũng vậy, chúng tôi luôn được các cấp quan tâm, hỗ trợ. Trong những ngày qua, cấp ủy, chính quyền địa phương đã thăm hỏi, động viên, hỗ trợ khi chúng tôi cần. Sau khi nước rút, chúng tôi được các lực lượng quân đội, công an đến giúp đỡ, hỗ trợ dọn dẹp nhà cửa, di chuyển đồ đoàn, ổn định cuộc sống. Gia đình tôi vô cùng biết ơn".
Cũng trong sáng nay, Trung đoàn 762 thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Ban Chỉ huy Quân sự thành phố và Công an TP Thanh Hóa đã huy động hơn 300 cán bộ, chiến sĩ đến phường Thiệu Dương và Thiệu Khánh hỗ trợ cấp ủy, chính quyền và Nhân dân địa phương ổn định tình hình sau lũ. Trung tâm Y tế TP Thanh Hóa đã huy động 100% cán bộ, nhân viên đến các phường, xã bị ảnh hưởng để hỗ trợ công tác phun tiêu độc khử trùng, đảm bảo vệ sinh môi trường sau lũ.
Sau nhiều ngày bị ảnh hưởng do mưa lũ, việc dạy và học đã trở lại bình thường ở Trường THCS Hoằng Quang (TP Thanh Hóa).
Di dọc trên đê sông Mã, sông Chu, dấu tích của đợt lũ vẫn hằn in trên vách tường, cành lá. Nhưng chợ búa đã huyên náo trở lại. Trong những ngôi trường cũng đã râm ran tiếng trẻ. Cuộc sống đã trở lại ở vùng ngập lụt TP Thanh Hóa...
Đỗ Đức
{name} - {time}
-
2024-11-21 16:12:00
Nhiều giải pháp chống ùn tắc giao thông ở TP Thanh Hóa
-
2024-11-21 14:18:00
Như Thanh nỗ lực chăm sóc sức khỏe, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số
-
2024-09-25 13:35:00
Dự án Luật Nhà giáo: Cần trao quyền thực chất cho nhà giáo
TP Thanh Hóa huy động các lực lượng dọn vệ sinh môi trường sau lũ
Hàng chục nghìn hồ sơ đất đai bị “ngâm” - “tâm điểm” chất vấn và hóa giải bức xúc (Bài 2): “Thông lệ lót tay” và sự “nhúng chàm” phải trả giá
Cứu sống một người dân bị nước lũ cuốn trôi
Hiệu quả truyền thông trong phòng, chống bạo lực gia đình
Tuổi trẻ Thanh Hóa chung sức vì người dân vùng lũ
UBND tỉnh yêu cầu tăng cường kiểm tra, đánh giá an toàn công trình trong khai thác, sử dụng
Hãng hàng không Thụy Sĩ giải cứu hai nhà leo núi Việt Nam
Hàng chục nghìn hồ sơ đất đai bị “ngâm” - “tâm điểm” chất vấn và hóa giải bức xúc (Bài 1): Chậm trễ và tắc trách
Thiên tai và trách nhiệm của cán bộ