(Baothanhhoa.vn) - Những ngày giáp Tết Nguyên đán 2019, cũng là thời điểm ghi dấu 6 năm đầu tư và phát triển của Siêu thị Co.opmart Thanh Hóa tại xứ Thanh. Tại thời điểm đầu năm 2013, với chi nhánh của Saigon Co.op (đơn vị chủ quản hệ thống Co.opmart đóng tại TP Hồ Chí Minh) này thì thị trường cũng như môi trường sản xuất, kinh doanh tại tỉnh Thanh Hóa là hoàn toàn mới lạ.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thanh Hóa trở thành bến đỗ an toàn của doanh nghiệp tỉnh ngoài

Những ngày giáp Tết Nguyên đán 2019, cũng là thời điểm ghi dấu 6 năm đầu tư và phát triển của Siêu thị Co.opmart Thanh Hóa tại xứ Thanh. Tại thời điểm đầu năm 2013, với chi nhánh của Saigon Co.op (đơn vị chủ quản hệ thống Co.opmart đóng tại TP Hồ Chí Minh) này thì thị trường cũng như môi trường sản xuất, kinh doanh tại tỉnh Thanh Hóa là hoàn toàn mới lạ.

Thanh Hóa trở thành bến đỗ an toàn của doanh nghiệp tỉnh ngoài

Ông Lê Văn Liêm (ngoài cùng bên trái) hướng dẫn khách hàng mua nông sản sạch tại Siêu thị Co.opmart Thanh Hóa.

Đến cuối năm 2018, Co.opmart Thanh Hóa đang cung ứng hàng chục nghìn mặt hàng, đủ chủng loại và mẫu mã. Đây cũng là đơn vị thực hiện tốt cuộc vận động “Người Việt dùng hàng Việt”, liên tục triển khai chương trình “Đưa hàng Việt về nông thôn”. Tăng trưởng về doanh thu của đơn vị năm sau luôn cao hơn năm trước 2 con số (hàng chục phần trăm/năm - PV). Doanh thu năm 2018 so với năm 2013 đã tăng gần gấp đôi. Hiện nay, Siêu thị Co.opmart Thanh Hóa đang giải quyết việc làm cho 115 lao động, thu nhập bình quân 7 triệu đồng/người/tháng. Đáng nói, đơn vị đã ưu tiên tuyển cán bộ, người lao động là con em Thanh Hóa nên tỷ lệ sử dụng lao động địa phương đã chiếm 99,5%. Hằng năm, đơn vị đều đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội đầy đủ cho người lao động, tổ chức khám bệnh định kỳ, tổ chức cho đi nghỉ mát, xây dựng nhiều chế độ và điều kiện làm việc phù hợp cho ngành bán lẻ.

Hàng năm, ngoài nghĩa vụ đóng thuế cho ngân sách Nhà nước, đơn vị đều dành hàng trăm triệu đồng để thực hiện các chương trình từ thiện, ủng hộ người nghèo, tặng quà nhân dân vùng lũ... trong tỉnh. Đáng nói, nhiều mặt hàng xuất xứ Thanh Hóa được siêu thị ưu tiên đưa vào tiêu thụ. Năm 2013, chỉ có 3 nguồn sản phẩm chính của Thanh Hóa là trứng, thịt gia súc và rau củ, thì đến nay, hàng chục mặt hàng đã có chỗ đứng ổn định, trong đó phải kể đến: Bia Thanh Hóa, đường Lam Sơn, mắm Ba Làng, rượu nếp cái hoa vàng Dạ Lan, sản phẩm nông sản của Khu nông nghiệp công nghệ cao Lam Sơn...

Tuy nhiên, để có được sự phát triển liên tục như ngày hôm nay, Siêu thị Co.opmart Thanh Hóa cũng gặp không ít thử thách trong giai đoạn đầu. Ông Lê Văn Liêm, Giám đốc Siêu thị Co.opmart Thanh Hóa, chia sẻ: Trong năm đầu tiên, hoạt động kinh doanh của chúng tôi gặp khó khăn do thị trường chưa biết nhiều đến thương hiệu Co.opmart. Hơn nữa, thói quen mua sắm của phần lớn người dân ở TP Thanh Hóa vẫn chưa thay đổi, họ vẫn chọn chợ truyền thống, chợ cóc là nơi mua sắm tiêu dùng hàng ngày. Tuy nhiên, bằng những định hướng kinh doanh, như: Hàng hóa chất lượng, giá cả hợp lý và đặc biệt là thái độ phục vụ ân cần, gần gũi với khách hàng, mọi thứ đã dần thay đổi. Thông qua các chương trình truyền thông, quảng bá của Báo Thanh Hóa, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, thương hiệu Co.opmart thật sự dần chiếm lĩnh thị trường. Thanh Hóa là một tỉnh có dân số đông, diện tích rộng, cơ hội phát triển ngành bán lẻ khá lớn. Tôi đã nghiệm ra 2 sự khác biệt lớn nhất của thị trường bán lẻ ở đây, để từ đó có hướng điều chỉnh trong kinh doanh. Thứ nhất, việc tiêu dùng của người dân có nhiều sự cân nhắc, dè xẻn và tiết kiệm của người miền Trung, nhưng lại sẵn sàng chi cho các hàng hóa có thương hiệu như người miền Bắc, ưa chuộng hàng hóa bền đẹp và có thương hiệu. Thứ hai, để chấp nhận một thương hiệu mới, cần có thời gian, trong đó để vừa lòng khách thì hàng phải tốt, phải chất lượng; đặc biệt, phong cách phục vụ phải tận tâm, sự khác biệt sẽ là điểm nhấn để khách hàng yêu quý, lựa chọn. Chúng tôi đã dần khắc phục những thách thức trên thành thế mạnh của mình.

Nói về môi trường đầu tư kinh doanh tại Thanh Hóa, ông Liêm đánh giá cao vì có nhiều yếu tố thuận lợi. “Từ những khâu thủ tục ban đầu, chúng tôi đã đánh giá cao hoạt động thu hút đầu tư của Thanh Hóa. Đơn vị còn được hỗ trợ về an ninh, cũng như các hoạt động xuyên suốt quá trình phát triển. Nhìn chung, sự quan tâm của UBND TP Thanh Hóa, các cơ quan, các sở: Công Thương, Y tế, Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm... chính là động lực để đơn vị vững tâm gắn bó lâu dài. Chúng tôi đánh giá Thanh Hóa còn là thị trường tiềm năng. Dư địa phát triển của ngành bán lẻ tại đây khá lớn, do dân số trẻ, lực lượng lao động dồi dào, các ngành kinh tế đang phát triển nhanh và mạnh. Lãnh đạo Saigon Co.op tại TP Hồ Chí Minh cũng đánh giá cao môi trường kinh doanh tại đây, đã xây dựng chiến lược tiếp tục mở rộng thị trường ra các huyện, thị lớn; đồng thời đầu tư thêm về không gian mua sắm, thay đổi trang thiết bị phục vụ nhu cầu ngày càng cao của thị trường, bổ sung thêm các dịch vụ tiện ích mới nhằm đáp ứng thị hiếu mua sắm của khách hàng.

Với sự phát triển của Siêu thị Co.opmatr tại đây và những diễn biến tích cực của thị trường, chúng tôi xác định Thanh Hóa chính là bến đỗ an toàn của các doanh nghiệp tỉnh ngoài như chúng tôi – ông Liêm nhận định.

Bài và ảnh: Linh Trường


Bài Và Ảnh: Linh Trường

Từ khóa: Kinh doanh Co.opmart

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]