Cô hiệu trưởng mầm non “yêu nghề, mến trẻ”
Với tấm lòng “yêu nghề, mến trẻ”, cô giáo Nguyễn Thị Hà, Hiệu trưởng Trường Mầm non Thanh Kỳ (Như Thanh) và tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường luôn tự tìm tòi, đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy để giúp trẻ phát triển toàn diện.
Cô Nguyễn Thị Hà hướng dẫn các cháu làm quen với chữ cái.
Qua câu chuyện, cô Hà cho biết: Năm 2003, sau khi tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm nhà trẻ mẫu giáo Trung ương I Hà Nội (nay là Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương Hà Nội), cô được ngành giáo dục và đào tạo phân công về công tác tại Trường Mầm non Thanh Kỳ. Đây là xã khó khăn của huyện Như Thanh, với 86% dân số là người dân tộc thiểu số, đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn. Những ngày đầu với bao khó khăn, vất vả, cơ sở vật chất nhà trường còn nhiều thiếu thốn. Đặc biệt, xã có thôn Đồng Tiến, cách trung tâm xã 7 km, đường sá đi lại khó khăn, nên việc vận động phụ huynh đưa con trẻ đến trường gặp rất nhiều vất vả. Nhưng, với lòng “yêu nghề, mến trẻ” cô Hà cùng tập thể ban giám hiệu nhà trường không quản ngại gian khó, đến tận các hộ gia đình để động viên, thuyết phục phụ huynh cho con em đến trường. Với những thành tích đạt được, năm 2006 cô Hà được bổ nhiệm làm phó hiệu trưởng và đến năm 2014 được bổ nhiệm làm hiệu trưởng Trường Mầm non Thanh Kỳ.
Với cương vị bí thư chi bộ, hiệu trưởng, cô Hà và ban giám hiệu nhà trường đã tích cực đẩy mạnh xây dựng cơ sở vật chất, trường lớp học. Cô đã tham mưu cho ngành giáo dục và đào tạo, Đảng ủy, UBND xã Thanh Kỳ từ các nguồn huy động đóng góp để xây dựng 8 phòng học cao tầng, nhà giáo dục thể chất, bếp ăn, khuôn viên trường lớp học, sân trường, với tổng giá trị trên 11 tỷ đồng. Với nhiều nỗ lực, cố gắng của cô Hà cùng tập thể ban giám hiệu nhà trường, đến năm 2020, nhà trường được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1. Nhờ đó, chất lượng giáo dục của nhà trường ngày càng được nâng lên, hàng năm tỷ lệ huy động các cháu trong mầm non ra lớp đạt 100%.
Cùng với đó, cô đã cùng tập thể nhà trường thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua, cuộc vận động của ngành, như: “Dạy tốt, học tốt”; “Mỗi thầy, cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”; “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”...; đồng thời gương mẫu, sáng tạo, say mê nghiên cứu khoa học, thường xuyên tìm tòi, nghiên cứu các sáng kiến kinh nghiệm trong giảng dạy. Cô Hà luôn phát huy dân chủ, quan tâm tạo điều kiện để cán bộ, giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tập trung đổi mới phương pháp dạy và học. Bản thân cô luôn trăn trở, nỗ lực học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức vừa “hồng” vừa “chuyên” và trở thành giáo viên giỏi cấp huyện.
Với những thành tích đã đạt được, cô Nguyễn Thị Hà được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. Nhiều năm liên tục cô đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Bài và ảnh: Khánh Linh
- 2024-09-12 14:24:00
Dự thảo Luật Nhà giáo lần 3: Nhà giáo vẫn được hưởng phụ cấp thâm niên
- 2024-09-11 15:00:00
Xu thế tất yếu tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
- 2023-11-25 10:41:00
Khai mạc Hội khỏe Phù Đổng huyện Hà Trung lần thứ XI - năm 2023
Truyền thông giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh các trường THCS
Trao 500 triệu đồng xây dựng lớp học mẫu giáo thôn Mý
Bộ GD-ĐT chính thức xóa bỏ cào bằng trong tính định mức biên chế giáo viên
ReviewEdu.net với sứ mệnh giúp người học tại Việt Nam lựa chọn được cơ sở giáo dục phù hợp nhất
Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa phòng chống thuốc lá vào chương trình bậc THPT
Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp
Quỹ Hy vọng trao tặng Thư viện điện tử cho 3 trường học tại Lang Chánh
Cả nước còn trên 734.000 người mù chữ, chiếm 1,15% dân số
Quanh phương án thi, xét công nhận tốt nghiệp THPT từ năm 2025