(Baothanhhoa.vn) - Nêu cao tinh thần xung kích, sáng tạo, vì cộng đồng, bám sát chương trình, mục tiêu, chủ đề công tác năm “Tuổi trẻ tiên phong chuyển đổi số (CĐS)”, đoàn viên thanh niên (ĐVTN) tỉnh Thanh Hóa đã và đang triển khai nhiều hoạt động CĐS, tích cực tuyên truyền, vận động người dân áp dụng công nghệ số vào cuộc sống, trong đó CĐS với quảng bá di tích, danh thắng là hoạt động tiêu biểu, thiết thực.

Dấu ấn “màu áo xanh” trong chuyển đổi số quảng bá di tích, danh thắng

Nêu cao tinh thần xung kích, sáng tạo, vì cộng đồng, bám sát chương trình, mục tiêu, chủ đề công tác năm “Tuổi trẻ tiên phong chuyển đổi số (CĐS)”, đoàn viên thanh niên (ĐVTN) tỉnh Thanh Hóa đã và đang triển khai nhiều hoạt động CĐS, tích cực tuyên truyền, vận động người dân áp dụng công nghệ số vào cuộc sống, trong đó CĐS với quảng bá di tích, danh thắng là hoạt động tiêu biểu, thiết thực.

Dấu ấn “màu áo xanh” trong chuyển đổi số quảng bá di tích, danh thắngĐoàn viên, thanh niên thực hiện quét mã, tìm hiểu các thông tin về các điểm di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn TP Sầm Sơn.

Phó Bí thư Tỉnh đoàn Phùng Tố Linh cho biết: Xứ Thanh là vùng đất lắng đọng tinh hoa văn hóa ngàn năm với hệ thống danh thắng, di tích rộng khắp. Đây là tài nguyên du lịch nhân văn quý giá, nguồn lực quan trọng thúc đẩy du lịch phát triển. Trước bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, bùng nổ thông tin như hiện nay, việc ứng dụng CĐS vào hoạt động tuyên truyền, quảng bá di tích, danh thắng rất hợp xu hướng, góp phần nâng cao hiệu quả tuyên truyền, quảng bá, thu hút đông đảo du khách gần xa. Từ hoạt động này giúp người dân và du khách tiếp cận thông tin chính thống, hình ảnh trực quan, góp phần thúc đẩy CĐS trong công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống cho ĐVTN về lĩnh vực văn hóa, du lịch trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, Tỉnh đoàn Thanh Hóa đã triển khai kế hoạch, nhiệm vụ đến các cấp bộ đoàn; liên kết với các đơn vị cung cấp ứng dụng số hóa các thông tin, dữ liệu trên nền tảng số, thông qua mã QR. Sau quá trình triển khai thực hiện, đến nay 154 di tích, danh thắng trên địa bàn tỉnh đã được số hóa dữ liệu, thông tin tuyên truyền, quảng bá.

Nhằm quảng bá, lan tỏa nét đẹp đất và người Sầm Sơn, góp phần xây dựng và phát triển nơi đây trở thành khu du lịch trọng điểm quốc gia, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn vừa tổ chức thành công lễ ra mắt công trình thanh niên CĐS trong quảng bá di tích lịch sử - văn hóa, du lịch; phát động chiến dịch truyền thông “Tôi yêu Thanh Hóa”. Công trình thanh niên “CĐS trong quảng bá di tích lịch sử, văn hóa, du lịch” trên địa bàn TP Sầm Sơn được Ban Thường vụ Tỉnh đoàn kết hợp với Công ty Truyền thông số ADV thực hiện số hóa trên nền tảng Website VR, cung cấp thông tin về 8 điểm di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia và tổng quan du lịch của TP Sầm Sơn. Việc số hóa, tích hợp thông tin, hình ảnh về các điểm di tích trên nền tảng VR mang đến trải nghiệm thực tế ảo 360 độ, cho phép người sử dụng nhanh chóng tiếp cận thông tin về các địa điểm, đồng thời xem toàn cảnh của địa điểm một cách trực quan, sinh động nhất.

Nhắc đến du lịch, bên cạnh những địa điểm tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí thì ẩm thực cũng là nét đặc trưng, hấp dẫn không thể thiếu. Chẳng đâu xa, ngay giữa lòng TP Thanh Hóa, sự đa dạng, hấp dẫn của các món ăn đặc sản quê Thanh cũng đủ sức hấp dẫn, gợi thương gợi nhớ trong lòng du khách. Đó là hương vị dân giã, mộc mạc của món bánh khoái tép, chả tôm, bánh cuốn, cháo lươn... Dù bánh cuốn không chỉ riêng xứ Thanh mới có, nhưng sự khác biệt trong nguyên liệu, cách làm, cách thưởng thức, khiến món ăn bình dân này trở nên độc đáo, khác biệt. Ai đã một lần ăn bánh cuốn xứ Thanh sẽ không thể quên cảm giác mềm, mượt của vỏ bánh hòa cùng vị bùi, béo của nhân tôm, thịt, ăn kèm hành phi, chả nướng than hoa, nước mắm pha chế vừa miệng... Tuy nhiên, giữa những hàng quán ăn đông đúc, du khách rất khó có thể lựa chọn một địa chỉ uy tín để thưởng thức trọn vẹn, chuẩn xác nhất hương vị ẩm thực xứ Thanh.

Đó cũng là một trong những xuất phát điểm để Thành đoàn TP Thanh Hóa kết hợp cùng Trang cộng đồng ăn uống Thanh Hóa xây dựng sách, bản đồ ẩm thực TP Thanh Hóa, nằm trong dự án CĐS trong quảng bá du lịch TP Thanh Hóa. Một trong những điểm đặc biệt, ấn tượng của dự án này đó là bên cạnh bản sách in, bản đồ ẩm thực trực tuyến được ra mắt với hình thức quét mã QR. Với chiếc điện thoại thông minh kết nối internet, du khách có thể nhanh chóng, thuận lợi, không mất chi phí truy cập, tìm kiếm các địa chỉ ăn uống, các điểm du lịch hấp dẫn trên địa bàn TP Thanh Hóa.

Trên địa bàn huyện Đông Sơn hiện có 93 di tích, trong đó có 33 di tích đã xếp hạng. Đây là một trong những địa phương của tỉnh vinh dự được đón Bác Hồ trong lần đầu tiên Bác về thăm Thanh Hóa. Trong niềm tự hào và ý thức, trách nhiệm, Ban Thường vụ Huyện đoàn Đông Sơn đã ra mắt công trình thanh niên “CĐS trong quảng bá di tích lịch sử - văn hóa” tại 2 di tích: Di tích địa điểm lịch sử và thắng cảnh Rừng Thông và Cụm Di tích lịch sử cách mạng Hàm Hạ. Bằng việc áp dụng công nghệ số, khi tham quan khu di tích, chỉ với một thao tác quét mã QR, du khách được cung cấp đầy đủ thông tin và hình ảnh liên quan đến 2 điểm di tích nói trên.

Những hoạt động thiết thực, ý nghĩa từ việc ứng dụng CĐS trong hoạt động quảng bá, lan tỏa nét đẹp di tích, danh thắng xứ Thanh đã cho thấy nỗ lực, quyết tâm, năng động, sáng tạo, khẳng định dấu ấn thanh niên CĐS, thúc đẩy kinh tế số.

Thời gian tới Tỉnh đoàn sẽ tiếp tục chỉ đạo các cấp bộ đoàn nghiên cứu, thực hiện các giải pháp, tiếp tục kết nối với các tổ chức, doanh nghiệp về lĩnh vực CĐS hỗ trợ, nâng cấp chất lượng, hình thức ứng dụng CĐS để tiếp tục nâng cao hiệu quả tuyên truyền, góp phần quảng bá, phát triển du lịch.

Bài và ảnh: Hoàng Linh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]