Chuyển đổi số ở Định Hưng
Là một trong những điển hình thực hiện chuyển đổi số (CĐS) trên địa bàn huyện Yên Định, xã Định Hưng đã thực hiện các giải pháp để triển khai các mô hình, hoạt động về CĐS. Từ đó, từng bước đáp ứng yêu cầu CĐS toàn diện, góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nâng cao chất lượng đời sống người dân.
Người dân xã Định Hưng thực hiện quét mã QR-code để thanh toán dịch vụ hành chính công.
Xác định việc CĐS không phải là phong trào mà là xu hướng tất yếu, là hành trình lâu dài để thay đổi về tư duy, nhận thức của đội ngũ cán bộ, người dân nên khi được huyện Yên Định giao nhiệm vụ, xã Định Hưng đã thành lập ban chỉ đạo CĐS, xây dựng và ban hành các kế hoạch, văn bản... để triển khai. Để nâng cao nhận thức về CĐS cho các thành viên tổ công tác CĐS, xã đã phối hợp với VNPT thực hiện các buổi tập huấn về các sản phẩm công nghệ nền tảng các hệ thống mới như: Đài truyền thanh cấp xã thông minh, hệ thống truyền hình hội nghị 1 chiều... Để người dân hiểu về ý nghĩa của CĐS, xã đã tăng cường công tác tuyên truyền qua hệ thống phát thanh, trang thông tin điện tử, các hội nghị, tập huấn, lấy ý kiến Nhân dân trong việc huy động nhân lực, tài chính để thực hiện CĐS công khai, minh bạch; nhất là “đi từng ngõ, gõ từng nhà” để vận động, hỗ trợ người dân áp dụng vào thực tế. Mặt khác, phối hợp với các ngân hàng mở tài khoản ngân hàng, tạo mã QR code cho cán bộ, tiểu thương, người dân; hướng dẫn các doanh nghiệp, hộ kinh doanh sử dụng nền tảng số để quảng bá sản phẩm...
Định Hưng là một trong hai xã đầu tiên của huyện Yên Định được chọn để làm thí điểm mô hình “3 không”, đó là: Không phải khai báo thông tin nhiều lần trong thực hiện dịch vụ công; không dùng tiền mặt trong một số dịch vụ thiết yếu và không cần tiếp xúc với chính quyền. Hiện nay, toàn xã có 473 camera an ninh; 82,49% người dân có tài khoản định danh điện tử; 42% người dân có chữ ký số miễn phí để truy cập và thực hiện dịch vụ công; 75% hộ gia đình thanh toán điện, nước bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt; 100% hộ tiểu thương buôn bán trong chợ và hộ kinh doanh dịch vụ trên địa bàn xã có mã QR-code thanh toán không dùng tiền mặt; 64,7% sử dụng hồ sơ sức khỏe điện tử và khám sức khỏe từ xa; 83% người dân đã cài đặt tài khoản VssID, VneID... và ứng dụng bảo vệ người dân trên môi trường mạng... Các nhóm zalo của thôn, xã đã được thành lập để người dân gửi phản ánh, kiến nghị đến cán bộ một cách nhanh nhất và giải quyết các vấn đề của thôn, xã nhanh và kịp thời, hiệu quả cũng như nắm bắt được các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng... Tại các nhà văn hóa, ngõ, xóm đã triển khai mô hình quét mã QR-code giới thiệu về lịch sử, văn hóa của địa phương, lịch sử đảng bộ xã, các điểm di tích, danh sách hộ dân... Đây là một trong những hình thức tiếp cận hiện đại qua việc thực hiện CĐS giúp người dân có thông tin nhanh, chính xác hơn.
Câu chuyện về dịch vụ công trực tuyến và một trong những tiện ích tiêu biểu của quá trình CĐS, xã đã xây dựng mô hình “Thứ 2 ngày không viết, thứ 6 ngày không hẹn” kết hợp với bộ mã QR-code các thủ tục hành chính thiết yếu; trả kết quả và công khai trên trang thông tin điện tử của xã. Song song với đó, xã cũng triển khai phòng họp trực tuyến, ứng dụng công nghệ thông tin, CĐS trong lĩnh vực quản lý điện chiếu sáng công cộng, thư viện thông minh, thực hiện bộ mã QR-code truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông nghiệp... Phấn khởi trước những thay đổi của quê hương, bà Nguyễn Thị Liên ở thôn Đồng Tình, cho biết: “Hiện nay, tôi và hầu hết người dân trong xã đã thành thạo các thao tác thanh toán trực tuyến các dịch vụ như nộp tiền điện, nước, mua sắm... Bên cạnh đó, chúng tôi tham gia vào nhóm zalo của xã để trao đổi thông tin, kịp thời cập nhập các thông tin, hoạt động của địa phương”.
Thực tiễn cho thấy, CĐS đã giúp diện mạo nông thôn xã Định Hưng thay đổi cả chất và lượng, giúp con người linh hoạt, năng động và hiệu quả công việc cao hơn. Ông Lê Văn Cường, Chủ tịch UBND xã Định Hưng, cho biết: "CĐS là chuyển đổi về nhận thức, vì vậy việc duy trì và nâng cao chất lượng tiêu chí cần lấy người dân làm trung tâm. Xã Định Hưng đang tiếp tục thực hiện các giải pháp để duy trì hiệu quả của các mô hình CĐS. Trong đó, tập trung đầu tư hệ thống đài truyền thanh ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông và chuyển dần các hệ thống loa cũ sang công nghệ mới, phấn đấu số hóa đài truyền thanh xã và 100% các cụm loa tại các thôn, xóm. Bên cạnh đó, tăng cường tỷ lệ văn bản đến và văn bản đi của xã được xử lý trên môi trường mạng đạt 100%, nâng cao tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính đủ điều kiện giải quyết trực tuyến mức độ 4 được cung cấp trên cổng dịch vụ công của tỉnh và trên các phương tiện truy cập".
Bài và ảnh: Lê Ngọc
{name} - {time}
-
2024-12-10 15:13:00
Chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác hội phụ nữ
-
2024-12-10 08:01:00
Phát triển kinh tế số: Chưa được như kỳ vọng
-
2024-08-05 15:10:00
Agribank Triệu Sơn tích cực thực hiện chuyển đổi số
Hội Nông dân tỉnh hỗ trợ hội viên, nông dân trong ứng dụng chuyển đổi số
Chuyển đổi số hoạt động ngân hàng ở Agribank Thanh Hóa
Dấu ấn công nghệ số cộng đồng ở Yên Định
Quan Sơn nỗ lực chuyển đổi số
Giới thiệu các nền tảng bản đồ số, ứng dụng trí tuệ nhân tạo phục vụ chuyển đổi số, chuyển đổi xanh
Đẩy mạnh chuyển đổi số trong các HTX
100% cán bộ, công chức xử lý hồ sơ trên môi trường mạng
Thúc đẩy chuyển đổi số lĩnh vực tài nguyên và môi trường
Chuyển đổi số trong thực hiện chính sách an sinh xã hội