Chọn đúng ngã rẽ để không phải sớm quay đầu
Không còn nhiều thời gian nữa những học sinh lớp 12 sẽ bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Cùng với đó nhiều bạn đã và sẽ tiếp tục tham gia vào các kỳ thi đánh giá năng lực làm cơ sở tuyển sinh vào đại học.
Cánh cửa trường đại học đang mở ra chào đón những tân sinh viên mùa mới. Hào hứng, hy vọng, nhưng cũng chứa đựng cả rủi ro.
Vào đại học được xem như cánh cửa đầu tiên cần mở để các em bước tới tương lai. Nhưng tương lai sáng hay tối, lại phụ thuộc vào cách tiếp cận và chọn lựa của từng người. Sự lựa chọn vì thế phải dựa trên nhiều yếu tố, quan trọng nhất là phải biết được mình muốn gì, sẽ làm gì, có đủ đam mê và quyết tâm thực hiện hay không. Tuyệt đối không vào đại học bằng cách chọn đại khái theo xu thế đám đông, đánh cược tương lai của mình vào sự may rủi. Bởi, vào đại học ngày càng trở nên dễ dàng hơn khi chỉ tiêu tuyển sinh ở các trường cơ bản đều tăng.
Khoan hãy nói đến tình trạng thất nghiệp của sinh viên sau khi tốt nghiệp gây lãng phí nhân lực và những hệ lụy xã hội đi kèm như thế nào. Với việc nhiều trường đại học dự kiến tăng học phí trong năm học tới đã đủ là gánh nặng cho người học rồi.
GS, TS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Khuyến học Việt Nam từng cho rằng, có hai nhóm nguyên nhân dẫn đến việc chọn nghề sai. Thứ nhất, thuộc về “thái độ không đúng”, nguyên nhân còn lại do thiếu hiểu biết về các nghề.
Chính vì thái độ sai khiến cho nhiều bạn trẻ muốn học đại học cho sang, dẫn đến viêc chọn nghề thường cảm tính. Còn có những cách chọn nghề theo kiểu dựa vào ý kiến người khác... Cách chọn nghề này dẫn đến nhiều trường hợp chán nghề, rồi bỏ nghề hoặc không tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp.
Đã có những cử nhân sau khi tốt nghiệp không có việc làm lại tiếp tục hành trình học lên cao hơn, và chỉ dừng lại khi không còn chỗ nào để học nữa. Tại sao lại không chọn con đường đi phù hợp ngay từ đầu thay cho việc cố để vào đại học, cuối cùng là gặp nhau ở một nơi nào đó với công việc không mong muốn? Không phải bây giờ, mà từ nhiều năm trước có những cử nhân sau thời gian mơ mộng đã phải cất tấm bằng đại học để đi làm công nhân. Họ đã vòng vèo một chặng đường tốn kém, mà lẽ ra nó đã nhanh hơn, hiệu quả hơn rất nhiều.
Cuộc sống muôn màu đưa chúng ta đến với nhiều ngã rẽ, quan trọng là phải biết được mình muốn gì và sẽ làm gì, có đủ đam mê và quyết tâm thực hiện hay không. Con số gần 48.000 học sinh chỉ dùng kết quả thi để xét tốt nghiệp THPT trong năm 2023, sau đó chọn con đường khác, là con số để chúng ta tham khảo. Chọn sớm và đúng ngã rẽ, sẽ không phải sớm quay đầu.
Hạnh Nhiên
{name} - {time}
-
2025-01-22 14:59:00
Nhìn lại công tác phòng chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi
-
2025-01-22 14:54:00
Sacombank Thanh Hóa tặng quà tết cho công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn
-
2024-05-04 10:45:00
LĐLĐ huyện Quan Hoá phát động hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2024
Thọ Xuân: Giải phóng mặt bằng gần 80ha các dự án có sử dụng đất trong đợt cao điểm 45 ngày đêm
LĐLĐ thị xã Nghi Sơn phát động đợt thi đua cao điểm chào mừng 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam
Chính phủ yêu cầu triển khai các biện pháp ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm
Sôi nổi Hội thi “Tài năng âm nhạc học sinh, sinh viên năm 2024”
Ngày hội tư vấn, hướng nghiệp, giới thiệu việc làm năm 2024 tại Phân hiệu Trường Đại học Y Hà Nội tại Thanh Hóa
Gấp rút xử lý sự cố sạt lở bờ tả sông Bưởi tại xã Thành Trực (Thạch Thành)
Từ 1/7 dùng tài khoản duy nhất là VNeID trong thực hiện dịch vụ hành chính công
1,5 tỷ yêu cầu tra cứu, xác thực trên hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
Từ thu gom phế liệu đến triệu phần quà - cách làm hay của phụ nữ thị xã Nghi Sơn