Chờ đợi từ phố đi bộ Phan Chu Trinh
Cuối cùng thì khu phố đi bộ trên đường Phan Chu Trinh, TP Thanh Hóa cũng dần thành hình sau 5 năm khởi động. Nhiều hạ tầng kỹ thuật đã được thay mới trong những ngày qua, tạo nên một diện mạo hiện đại và giàu tính thẩm mỹ.
Ảnh minh họa.
Phố đi bộ là một thiết chế quan trọng của đô thị phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hóa, mua sắm của người dân, tạo ra những điểm nhấn cho đô thị, thúc đẩy kinh tế đêm của thành phố phát triển. Nhiều thành phố trong nước đã đưa vào khai thác, vận hành tuyến phố đi bộ và khá thành công.
Trước việc TP Thanh Hóa đưa vào khai thác tuyến phố đi bộ Phan Chu Trinh, nhiều người dân, nhất là người dân khu vực đô thị Đông Bắc Ga và các tuyến phố liền kề kỳ vọng nơi đây sẽ trở thành một không gian sinh hoạt văn hóa đúng nghĩa, điểm đến cuối tuần giàu sức hút, góp phần nâng tầm đô thị tỉnh lỵ.
Nói là hy vọng là bởi tuyến đường Phan Chu Trinh tiếp giáp với quảng trường Lam Sơn, là một trong những khu, điểm kinh tế đêm trên địa bàn thành phố. Ở đây có sự tham gia của rất nhiều đối tượng kinh doanh tự phát, bởi vậy có không ít nhóm lợi ích tự phát ra đời.
Tình trạng tranh giành không gian mặt đất, tranh giành khách từng xảy ra gây mất trật tự, mỹ quan. Cùng với đó là các vấn đề ô nhiễm môi trường, ô nhiễm tiếng ồn. Đưa vào vận hành, khai thác tuyến phố đi bộ Phan Chu Trinh đồng nghĩa không thể để tồn tại các hàng quán tự phát như thế nữa. Những tranh chấp lợi ích, bất cập về an ninh - trật tự, môi trường hứa hẹn sẽ được giải quyết triệt để hơn.
Chưa có nhiều người dân biết cụ thể phạm vi đề án tổ chức, khai thác, vận hành phố đi bộ như thế nào. Nhưng nhiều người tin rằng, rồi thành phố sẽ đưa được những dịch vụ giàu chất văn hóa, những gian hàng, quầy hàng phù hợp vào không gian đặc biệt này để phục vụ nhu cầu thụ hưởng và mua sắm của người dân, giống như đã thực hiện bước đầu tại Công viên Hội An thông qua sân khấu nghệ thuật “Điểm hẹn cuối tuần” và những gian hàng OCOP.
Hy vọng, nhưng cũng khó tránh khỏi những băn khoăn từ một bộ phận người dân, nhất là những hộ gia đình liền kề tuyến phố đi bộ. Bởi khi mà có nhiều người và phương tiện tập trung đến đây, thì bài toán giao thông sẽ trở nên khó khăn hơn. Điều này đã từng xảy ra mỗi khi tại quảng trường Lam Sơn có sự kiện chính trị, văn hóa diễn ra.
Chúng ta phải mất 5 năm chờ đợi tuyến phố đi bộ ra đời. Nhưng sự chờ đợi lớn hơn có lẽ vẫn là cách quản lý, khai thác, vận hành như thế nào để đảm bảo sức sống lâu bền của tuyến phố, cũng như không tác động quá lớn đến không gian, cảnh quan xung quanh.
Tuệ Minh
{name} - {time}
-
2025-01-12 10:51:00
Chương trình “Xuân Biên phòng - Ấm lòng dân bản” tại Hiền Kiệt
-
2025-01-12 10:37:00
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tặng quà tết và hỗ trợ xây nhà cho hộ nghèo xã Thành Sơn
-
2024-04-18 14:05:00
Tiện ích khi liên thông dữ liệu giấy khám sức khỏe lái xe
Sầm Sơn nhộn nhịp du khách dịp nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương
Viettel tặng miễn phí điện thoại 4G cho khách hàng 2G
Hỗ trợ “an cư” để phụ nữ nghèo “lạc nghiệp”
Thông tin về quy định mới liên quan đến đường bộ cao tốc
Huy động nhân lực, máy móc thu dọn bãi đá tại biển Hải Tiến
Chương trình “Tặng tóc cho người bệnh ung thư”
Lễ hội Bút Nghiên tôn vinh truyền thống hiếu học của người dân Hoằng Hóa
Chính phủ ban hành Nghị định về hoạt động lấn biển
Xác thực 96,4 triệu thông tin nhân khẩu giữa Cơ sở dữ liệu về bảo hiểm và dân cư