Chính phủ chỉ đạo Bộ GD-ĐT đề xuất phương án biên soạn SGK trong năm 2025
Chính phủ yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất phương án, báo cáo Chính phủ trình Quốc hội việc tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa trong năm 2025.
Chính phủ yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất phương án, báo cáo Chính phủ trình Quốc hội việc tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa trong năm 2025. (PV/Vietnam+)
Bộ Giáo dục và Đào tạo tổng kết việc triển khai đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông 2018, trên cơ sở đó đề xuất phương án, báo cáo Chính phủ trình Quốc hội việc tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa theo quy định tại Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội trong năm 2025.
Đây là một trong những yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại chỉ thị số 32/CT-TTg ban hành hôm nay, ngày 25/12, về việc tiếp tục đẩy mạnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông.
Kiểm soát chi phí sản xuất để giảm giá sách giáo khoa
Theo Chỉ thị, Thủ tướng Chính phủ nhận định một số văn bản triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ban hành còn chậm, chưa đồng bộ, thống nhất; việc biên soạn, thực nghiệm và thẩm định sách giáo khoa còn hạn chế; tình trạng thừa, thiếu giáo viên chậm được khắc phục; cơ sở vật chất, thiết bị dạy học chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới.
Để tiếp tục đẩy mạnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông theo các nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, cơ quan liên quan và các địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao tiếp tục tập trung thực hiện hiệu quả các mục tiêu, chỉ tiêu, các nhóm nhiệm vụ, giải pháp đề ra tại Nghị quyết số 29-NQ/TW của Trung ương; khẩn trương rà soát, tham mưu trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản theo yêu cầu tại Nghị quyết số 686/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, hoàn thành trong năm 2024.
Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành văn bản hướng dẫn về phương pháp định giá sách giáo khoa, bảo đảm kiểm soát chặt chẽ chi phí sản xuất, phát hành để giảm giá thành sách giáo khoa; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm xây dựng Kế hoạch hành động của Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết số 686/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trình Chính phủ trong tháng 12/2023; hoàn thiện Đề án đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tối thiểu đáp ứng yêu cầu thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, trình Thủ tướng Chính phủ trong năm 2024.
Sách giáo khoa theo chương trình giáo dục phổ thông mới được xã hội hóa với ba bộ sách khác nhau. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Chính phủ cũng giao Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục hoàn thiện và phát triển Chương trình giáo dục phổ thông 2018 phù hợp với mục tiêu, yêu cầu đặt ra; hoàn thiện quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm, trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 12/2023.
Khắc phục thiếu giáo viên, bố trí ngân sách cho giáo dục
Chính phủ yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội khẩn trương thực hiện thống nhất liên thông chương trình, nội dung các bậc học trong hệ thống giáo dục quốc dân. Bộ Nội vụ chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các địa phương thực hiện việc tuyển dụng giáo viên theo biên chế được giao, khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên của các cơ sở giáo dục. Bộ Tài chính bố trí ngân sách cho giáo dục, đào tạo và kinh phí thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
Mặt khác, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 cho các địa phương để thực hiện các chương trình, đề án, dự án tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học.
Chỉ thị cũng nêu rõ ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm rà soát quy hoạch, phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục phổ thông; quy hoạch quỹ đất sử dụng cho giáo dục và đào tạo; đẩy mạnh xã hội hóa, huy động các nguồn lực đầu tư cho giáo dục.
Các địa phương tiếp tục thực hiện hiệu quả Đề án phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, thực hiện đồng bộ các giải pháp giải quyết tình trạng thừa, thiếu giáo viên; thực hiện tuyển dụng giáo viên bảo đảm đủ số biên chế được cấp có thẩm quyền giao; ưu tiên nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đối với các cơ sở giáo dục phổ thông đáp ứng nhu cầu tối thiểu theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Bên cạnh đó, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố xây dựng và triển khai phương án hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh diện chính sách, diện hộ nghèo, học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, vùng sâu, vùng xa, học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tổ chức kiểm tra, giám sát, tổng hợp, đánh giá tình hình và kết quả thực hiện nhiệm vụ; gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo trước ngày 15 tháng 8 hằng năm để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương việc thực hiện Chỉ thị này, kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện./.
Theo Vietnam+
{name} - {time}
-
2024-12-21 16:01:00
Từ năm 2025, trường học được xây tăng thêm tầng
-
2024-12-21 13:27:00
Hoằng Hóa: 8 năm liên tục giữ vị trí tốp đầu kỳ thi học sinh giỏi THCS cấp tỉnh
-
2023-12-25 09:40:00
Hiệu quả đào tạo nghề theo hướng liên kết
Bộ GD-ĐT đưa chứng chỉ Vstep vào danh mục miễn thi Tốt nghiệp THPT Ngoại ngữ
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024: Sẽ bổ sung các vật dụng cấm mang vào phòng thi
Bồi dưỡng truyền thống văn hóa, lịch sử quê hương cho học sinh
Ứng dụng KH&CN tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
Hành trình đi tìm con chữ của những đứa trẻ trong sương
Lớp học thời 4.0
Hậu Lộc với phong trào khuyến học, khuyến tài
Phía sau bục giảng...